Chiều quay của chữ Vạn
■ Chữ Vạn của Phật (mẫu A hay: Svastika or Evolution.
■ Chữ Vạn của Hitler (mẫu C): Sauvastika or Destruction.
Chữ Vạn là một biểu hiệu chớ không phải chữ viết.
Bốn cánh của chữ Vạn tạo thành như 4 cái bóng của 4 cái đầu của hình chữ Thập + khi quay tròn.
Do đó, chữ Vạn có chiều quay.
- Theo mẫu (A): chữ Vạn có chiều quay ngược chiều kim đồng hồ, đây cũng là chiều quay tự nhiên của các quả địa cầu quanh mặt trời và cũng là chiều tự quay của nó.
- Theo mẫu : chữ Vạn có chiều quay đồng chiều kim đồng hồ, tức là theo chiều tương sanh trong Ngũ Hành.
Các nhà Phật học đã bàn cãi rất nhiều về hai chiều quay của chữ Vạn, cho rằng phải quay theo chiều nầy mới đúng, quay theo chiều kia là sai. Chúng ta sẽ xem chi tiết sự bàn cãi về chiều quay nầy trong phần dưới.
Chữ Vạn của Phật thì vẽ chữ Thập + ở giữa thẳng đứng.
Chữ Vạn của Hitler thì vẽ chữ Thập x ở giữa nằm xiên (mẫu C) làm biểu hiệu của Đảng Quốc Xã nước Đức.
CHỮ VẠN QUAY THEO CHIỀU NÀO ĐÚNG?
Những nhà Phật học không thống nhứt nhau về chiều quay của chữ Vạn, mỗi nhà nêu ra một cách, xin lược kê ra sau đây: Lấy 2 mẫu chữ VẠN bên trên:
- mẫu A: 卐 chiều quay ngược chiều kim đồng hồ.
- mẫu B: 卍 chiều quay cùng chiều kim đồng hồ.
1. Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, trang 68:
Chữ nầy trong kinh truyện không có, chỉ trong nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng: khi Phật giáng sinh, trước ngực có hiện ra hình chữ Vạn 卐 (A), người sau mới biết chữ ấy.
Trong bộ Hoa Nghiêm Âm Nghĩa nói rằng: Chữ Vạn (A) nguyên không có, đến niên hiệu Tràng Thọ thứ 2 đời nhà Chu mới chế ra và âm là VẠN nghĩa là muôn đức tốt lành đều hợp cả ở đấy. Lại chữ Vạn (A) nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana. Các Ngài La Thập, Huyền Trang dịch là ĐỨC, Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch là VẠN.
Ở bên Ấn Độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là ĐỨC là nói về phần công đức, dịch là VẠN là nói về phần công đức đầy đủ.
Song, Vạn (A) nguyên là hình tướng chớ không phải là chữ, cho nên dịch là cát tường hải vân tướng, mà theo cái hình xoay về bên hữu (A) là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả (là lầm).
Vậy theo Thiều Chữu, hình chữ Vạn (A) đúng, (sai).
2. Phật học Từ Điển của Đoàn Tr. Còn, tr 600, Q.3:
VẠN TỰ: Svastika, chữ Vạn 卍 (cũng kêu Kiết tường).
Ấy là một chữ linh bên Ấn Độ, chữ ấy có sức đưa lại, nêu ra các điểm tốt lành, vui vẻ, phước đức. Vì vậy nên gọi là: Kiết tường, Vạn tự, Đức tự.
Sức lành của chữ Vạn 卍 (sâu rộng như biển, cao lớn như mây).
Chư Phật Thế Tôn đều có hình chữ Vạn nổi nơi ngực. Ấy là một tướng quí của các Ngài, và tóc của các Ngài cũng có hình chữ Vạn nữa.
Vì chữ Vạn tiêu biểu cho các điều may mắn, phước đức, tốt lành, cho nên ở trước các ngôi chùa Phật, người ta thường thấy vẽ hình chữ ấy.
NÊN CHÚ Ý: Không nên viết chữ Vạn ngược, vì các nhà học đạo cho là 4 cái đầu lửa, quay thuận chiều thì diệt sạch các phiền não, đem lại sự an lạc; mà quay nghịch chiều thì thiêu hủy các công đức, các thiện căn, thật rất nguy hại!
Vậy theo Đoàn Trung Còn, hình chữ Vạn (A) sai, (đúng).
Điều này trái ngược với Thiều Chửu mà chúng ta đã thấy ở phần 1 bên trên. Nhưng cả hai ông đều không giải thích được lý do tại sao: chữ Vạn quay theo chiều nầy thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại.
Cả hai vị đều không nêu ra được cái lý do xác đáng và có sức thuyết phục mà người ta không thể bài bác được.
3. Từ Điển Phật Học Hán Việt của Giáo Hội PGVN
Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học, chủ biên Kim Cương Tử, Q2 tr1822:
VẠN TỰ: Svastika hoặc Srivatsalaksara (thuật ngữ).
Chữ Vạn có hình dáng là: Vạn (A). Đây là tướng biểu thị sự tốt lành lưu truyền ở Ấn Độ, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo, đều sử dụng. Sớm nhất là trên tượng Phạm Thiên, Visnu, Krisna. Âm tiếng Phạn là Thất-lị-mạt-sa-lạc-sát-nẵng, tức là tướng hải vân cát tường.
Các tôn sư Cư-ma-la-thập, Huyền Trang dịch là Đức.
Bồ Đề Lưu-Chi đời Ngụy trong Thập Địa Kinh Luận quyển 12 dịch tiếng nầy là chữ VẠN (Vạn tự), trong đó Thất-lị-mạt-sa tức là chữ Vạn (A) dịch là Vạn với nghĩa là công đức viên mãn, nên có nghĩa là hải vân cát tường, còn dịch là không có lầm lỗi. Chỉ cólạc-sát-nẵng dịch là Tự (chữ). Đây là sự lầm lẫn với từ ác-sát-na. Tiếng Phạn lạc-sát-nẵng tức là tướng ác-sát-na là Tự.
Nay chữ Vạn (A) là tướng chớ không phải Tự (chữ), vậy nên có thể dịch là: cát tường hải vân tướng, tức là vạn tướng.
Thế nhưng hình dáng nầy vòng bên phải là Vạn (A) tương tự như khi kính lễ Đức Phật, hoặc vòng về bên phải ba vòng, tương tự như sợi lông trắng ở giữa hai lông mày của Đức Phật chuyển vòng về bên phải. Tóm lại coi việc vòng về bên phải là tốt lành (cát tường).
Xưa nay, có khi viết là Vạn 卍 (là nhầm). Cao Ly Bản Tạng Kinh và Tuệ Lâm Âm Nghĩa quyển 21, Hoa Nghiêm Âm Nghĩa đều viết là Vạn 卐 (A).
Lại nữa, để biểu thị tướng vòng về bên phải, nên ghi là
Theo thuyết của Kinh Đại Thừa thì điều đó biểu thị tướng cát tường trên ngực của Đức Phật và Thập Địa Bồ Tát. Đây là một trong 32 tướng tốt.
Theo thuyết của Tiểu Thừa thì tướng nầy không chỉ giới hạn ở ngực. Xét hình Vạn (A) nầy là tướng tốt lành của bậc Phạm Thiên. Phàm khi vẽ các bức tôn tượng đều có vẽ hình Vạn (A) nầy, ở trong khuôn vẽ hình thể làm pháp, đó là hình ngọn lửa cháy rực. Pháp của Phạm Thiên coi lửa là thanh tịnh nhất, cát tường nhất, nên sáng tạo ra tướng nầy.
Vậy theo Kim Cương Tử và các Hòa Thượng soạn giả, hình chữ Vạn (A) đúng, (sai)
4. Theo Từ Điển Phật Học VN của Thích Minh Châu - Minh Chi, trang 757:
"VẠN: Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật.
Là phù hiệu, không phải là chữ viết.
Viết xoay bên trái, hay bên phải, đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu nầy.
Nhà độc tài Phát xít Hitle cũng dùng phù hiệu nầy cho Đảng áo nâu của mình, nhưng đặt nghiêng.
Vậy, theo Tiến sĩ Triết học Hòa Thượng Thích Minh Châu và nhà Phật học Minh Chi thì chữ Vạn (A) hay (đều được cả, vì sự tranh luận của hai nhóm Phật học về chiều quay của chữ Vạn không bên nào đạt được lý lẽ thuyết phục.
5. Vài ý kiến khác:
* Có học giả so sánh chiều quay của chữ Vạn với chiều tương sinh trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) đặt theo 4 hướng Tây, Bắc, Đông, Nam và Trung ương, và cho rằng: chữ Vạn quay theo chiều kim đồng hồ thì cùng chiều tương sinh của Ngũ Hành, mới đem lại sự an lạc, công đức viên mãn, cát tường; còn nếu quay ngược với chiều tương sinh của Ngũ Hành thì nó thiêu hủy hết công đức, đem lại phiền não, rất nguy hại.
Nhưng có điều là tại sao lại liên kết chiều quay của chữ Vạn với chiều tương sinh của Ngũ Hành? Giữa hai chiều nầy có gì liên hệ nhau? Tại sao không so sánh chiều quay của chữ Vạn với chiều quay của trái đất tự quay hay chiều quay của các địa cầu quanh mặt trời, tức là chiều quay tự nhiên trong vũ trụ? Đây mới thực là chiều quay tự nhiên, thuận dòng tiến hóa và Thiên lý; còn chiều tương sinh của Ngũ Hành chỉ là chiều qui ước do con người đặt ra mà thôi, không phải là chiều tự nhiên, hay chúng ta bị chữ tương sinh ám ảnh: "tương sinh" của Ngũ Hành cũng tương sinh công đức?
* Cũng có vài học giả cho rằng: Khi xưa, vẽ hình chữ Vạn quay theo chiều kim đồng hồ: Vạn 卍 (tượng trưng Nhứt bổn tán vạn thù; ngày nay là thời kỳ Vạn thù qui nhứt bổn, nên phải vẽ chữ Vạn quay theo chiều ngược lại: Vạn 卐 (A).
* Việc tranh cãi chiều quay của chữ Vạn, chiều nào đúng, chiều nào sai, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan bên nào hoàn toàn đúng, bên nào hoàn toàn sai.
Việc nầy giống như việc tranh cãi của hai người nói về sự xa và gần của mặt trời lúc sáng sớm và lúc trưa.
- Ông nầy thì cho rằng, buổi sáng sớm nhìn thấy mặt trời lớn hơn lúc buổi trưa. Vậy thì lúc sáng sớm, mặt trời ở gần nên thấy nó lớn, còn buổi trưa mặt trời ở xa hơn nên thấy nó nhỏ hơn.
- Ông kia cãi lại: buổi sáng sớm trời mát chứng tỏ mặt trời ở xa, còn buổi trưa thì nóng bức chứng tỏ mặt trời ở gần hơn, giống như khi ta đứng gần đống lửa vậy.
Hai ông có hai cái nhìn khác nhau đối với cùng một sự kiện nên có hai nhận định trái ngược nhau, ai cũng có lý cả, nên dầu cãi nhau cho đến tận thế thì không ai thắng ai và cũng không ai thua ai. Nhưng chân lý vẫn có một.
Kết luận:
Hình chữ Vạn quay theo chiều ngược kim đồng hồ (mẫu A) hay quay cùng chiều kim đồng hồ (mẫu thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ Vạn mà thôi.)
Trên nóc tháp chuông của Báo Ân Từ trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, có gắn hình chữ VẠN: nếu chúng ta đứng trước Báo Ân Từ tại cột phướn nhìn lên, chúng ta thấy chữ Vạn theo (mẫu A) tức là quay ngược chiều kim đồng hồ; nếu chúng ta bước đến ngang hông Báo Ân Từ nhìn lên, tức là nhìn phía sau lưng chữ Vạn thì thấy theo 卍 (mẫu nghĩa là quay theo chiều kim đồng hồ.)
Chữ Vạn tượng trưng chơn lý, và chơn lý nầy chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chơn lý theo kiểu nầy, mang hình thức nầy; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chơn lý thì thấy chơn lý theo kiểu khác với hình thức khác. Khi chúng ta hợp lại tất cả nhận thức, hợp lại tất cả kiểu dáng của tất cả sự mô tả chơn lý thì may ra chúng ta mới có thể hiểu được chơn lý một cách toàn vẹn đủ các mặt.
Cho nên, chúng ta không nên lấy cái quan điểm riêng của mình, ở tại vị trí của mình với cái nhìn của mình mà cho rằng, chỉ có mình là đúng, rồi phê bình chê bai những nhận thức khác là sai.
Chữ Vạn tượng trưng điều lành, điều tốt đẹp, vì nó hiện ra trên ngực của Đức Phật, nó là một trong 32 tướng tốt của Phật. Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng, nếu chữ Vạn quay theo chiều nào đó thì nó thiêu hủy công đức. Cái công đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái của ta mới tiêu hủy được công đức của ta, như cái lửa giận của ta chẳng hạn, ngoài ra không có điều gì bên ngoài khác mà thiêu hủy được công đức của ta.
Chúng ta là những tín đồ Cao Đài đang ở trong Trường thi công quả do Đức Chí Tôn tạo lập, chúng ta cứ để mặc cho chữ Vạn quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần bàn cãi, chúng ta cố gắng lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức càng nhiều càng tốt, vì cái công đức nầy mới đem chúng ta lên những ngôi vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng.
LỊCH SỬ CHỮ THẬP NGOẶC (History of Swastika)Phạm Việt Hưng
Gọi là “chữ”, nhưng thực ra cả hai đều là những biểu tượng. Người Việt Nam đã khéo léo phân biệt 2 biểu tượng này bằng cách dùng hai tên gọi khác nhau. Nhưng với người tây phương, cả 2 biểu tượng đều được gọi là Swastika, vì hình thức của chúng hoàn toàn như nhau.
Trước đây, trong bài “Lịch sử lần theo chữ Vạn” trên Văn Nghệ ngày 15-06-2002, tôi đã nêu lên nhận xét cho rằng đây không phải là một sự trùng lặp ngẫu nhiên, mà phải có chủ ý – chủ nghĩa quốc xã Đức đã cố tình lợi dụng Swastika để làm biểu tượng của chúng. Tuy nhiên, mọi nhận định trong bài viết đó vẫn mang tính chất suy luận cá nhân, chưa thể hiện đánh giá chính thức của lịch sử thế giới.
Hôm nay tôi đã có đủ tài liệu để giới thiệu với đọc giả những sự thật lịch sử được ghi chép trên các tài liệu chính thức, trong đó cho biết đích thân Hitler đã chọn Swastika làm biểu tượng của đảng quốc xã, nhà nước quốc xã và quân đội quốc xã.
Trước khi tìm hiểu cụ thể, xin chú ý rằng:
· Swastika không phải là biểu tượng của riêng Phật giáo, mà là biểu tượng của rất nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau.
· Swastika của Đức quốc xã hoàn toàn không liên quan gì đến chữ Vạn của Phật giáo, mà chỉ liên quan đến Swastika của người Aryan.
Vì thế để tránh nhầm lẫn, bài viết này sẽ sử dụng tên gọi chung của biểu tượng này là “Swastika”. “Chữ Vạn” sẽ chỉ được dùng cho Swastika của Phật giáo.
Vậy Swastika có xuất xứ từ đâu? Ý nghĩa nguyên thuỷ của nó là gì? Người Aryan là ai? Tại sao Hitler lại sử dụng Swastika của người Aryan? Đó là những câu hỏi sẽ được trả lời trong bài viết này.
1- Hành trình và ý nghĩa nguyên thuỷ của Swastika
Bản đồ 2
Mặc dù chưa ai vẽ ra được một “lộ trình di cư” chính xác của Swastika qua các thời đại, nhưng có thể biết chắc chắn rằng trải qua hàng ngàn năm, Swastika đã có mặt ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Vì thế, Swastika có rất nhiều tên gọi khác nhau. Tiếng Hán gọi là “wan” (Vạn), tiếng Hy Lạp – tetraskelion, tiếng Pháp – croix gammé, tiếng Anh – fylfot, tiếng Đức – hakenkreuz, tiếng Ý – croce uncinata, v.v… Nhưng tên gọi phổ biến nhất vẫn là swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là suastika) trong tiếng Sanscrit – ngôn ngữ cổ Ấn Độ.
Trong tiếng Sanscrit: Sv, đọc là su, có nghĩa là tốt lành (good, well); asti có nghĩa là tồn tại (to be); ka là một tiếp vĩ ngữ thể hiện một sự vật hay sự việc nào đó. Vậy swastika là một sự vật hay một sự việc tồn tại tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành (well-being).
Charles Messenger trong cuốn “Lịch sử Thế Chiến II bằng hình” (The Pictorial History of World War II) nói rằng Swastika thể hiện sự phồn thịnh (prosperity) và sáng tạo (creativity).
Hình 1-1
Phật giáo đã thừa hưởng Swastika của Hindu giáo. Trong các kinh Phật, Swastika thường xuất hiện ngay ở phần mở đầu. Trong tiếng Hán, chữ Vạn (wan) biểu thị cái bao trùm tất cả (all) và sự vĩnh hằng (eternality).
Cuốn “Phật Học Quần Nghi” xuất bản tại Đài Loan viết:
Theo truyền thuyết cổ Ấn Độ, phàm là thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là một thánh vương trong Pháp nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này được ghi trong kinh Kim Cương Bát Nhã. Chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật. Theo kinh Trường A Hàm thì đó là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật.
Tại Nhật Bản, chữ Vạn của Phật giáo được gọi là manji, thể hiện Dharma – sự hài hoà và cân bằng âm dương trong vũ trụ (giống tư tưởng của Dịch và Lão học) – trong đó manji quay trái được gọi là một omote manji, thể hiện tình yêu và lòng nhân từ, khoan dung; manji quay phải được gọi là ura manji, thể hiện sức mạnh và trí thông minh.
Tại Nam Âu, khu vực tiếp giáp với châu Á, dấu vết Swastika cũng đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc thuộc nền văn hoá Byzantine – nền văn hoá thuộc khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải kéo dài từ thế kỷ thứ 7 trước CN đến tận thời trung cổ.
Dấu vết Swastika cũng xuất hiện trong các đền đài thuộc nền văn hoá Celtic (đọc là Seltic hoặc Keltic) – nền văn hoá đậm nét Âu châu phi Địa Trung Hải, có xuất xứ từ Tây và Trung Âu từ khoảng 1000 năm trước CN kéo dài mãi đến nhiều thế kỷ sau CN, ảnh hưởng sâu rộng khắp Âu châu. Chủ nhân của nền văn hoá này là người Celt – người nói tiếng Celtic – những người nổi tiếng thông minh, yêu tự do, dũng cảm trong chiến đấu.
Cần đặc biệt chú ý rằng ngôn ngữ Celtic là một bộ phận của một nhóm ngôn ngữ rộng lớn hơn được gọi là ngôn ngữ Aryan hoặc ngôn ngữ Ấn-Âu. Vậy ngôn ngữ Aryan và ngôn ngữ Ấn-Âu là gì?
2- Ngôn ngữ Aryan và người Aryan
Những người ít quan tâm đến ngôn ngữ học có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các thứ tiếng Âu châu ngày nay hoá ra lại có chung một thuỷ tổ với tiếng Hindi (tiếng Ấn Độ).
Thuỷ tổ ấy là ngôn ngữ Aryan, hoặc ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European languages) – ngôn ngữ của những cư dân sinh sống từ xa xưa trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á, giữa vùng biển Caspian và vùng núi Hindu Kush ngày nay (Bản đồ 3). Những cư dân này tự gọi mình là người Aryan.
Vào khoảng 1500 năm trước CN, người Aryan đã xâm chiếm vùng tây bắc Ấn Độ. Họ mang theo một nhánh ngôn ngữ của họ đến đó, và trong suốt 1000 năm đầu tiên tại Ấn, họ đã hoàn thiện ngôn ngữ này đến mức tìm ra cách để viết. Đó chính là ngôn ngữ Sanscrit mà ngày nay ta gọi là tiếng Ấn Độ cổ. Tiếng Hindi, ngôn ngữ chính của Ấn Độ ngày nay, cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ Sanscrit. Chính nhờ các văn bản cổ viết bằng tiếng Sanscrit vẫn còn lưu giữ được trong các di tích tôn giáo và văn hoá của người Hindu mà ngày nay ta biết được lịch sử của người Aryan. Những văn bản này mô tả người Aryan có nước da sáng mầu (fair-skinned), có máu mê chiến tranh (warlike), và bản thân chữ Aryan trong tiếng Sanscrit có nghĩa là người phú quý (nobleman) hoặc chúa tể đất đai (lords of land)!
Một nhánh khác của người Aryan đã di cư sang xâm chiếm Âu châu và truyền bá ngôn ngữ của họ ở đó. Vì thế ngôn ngữ của phần lớn người Âu châu ngày nay rất giống nhau – thực ra hầu hết người Âu đều nói một thứ ngôn ngữ có nguồn gốc Aryan (trừ tiếng Thổ, Hung, xứ Basques, Phần Lan, Latvia, Estonia, và một vài nhóm nhỏ ở Nga).
Vì thế ngôn ngữ Aryan được gọi là ngôn ngữ Ấn-Âu, người Aryan được gọi là người Ấn-Âu tiền sử (proto-Indo-European). Người Ấn ở miền bắc Ấn Độ còn được gọi là người Ấn-Âu. Họ cao lớn, nước da sáng mầu, trong khi người Ấn ở miền nam có nguồn gốc Dravidian, vóc dáng nhỏ bé hơn, nước da tối mầu hơn.
Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng không chỉ các dân tộc ở Âu châu, mà ngay cả một xứ “xa tít mù tắp” vào thời đó như Bắc Ấn, hoá ra cũng có chung một nguồn gốc ngôn ngữ với họ, thậm chí chung một tổ tiên với họ. Từ đó, các nhà khảo cổ học lao vào nghiên cứu mối liên hệ giữa người Âu châu tiền sử với người Aryan cổ đại.
Trong bài “Lịch sử lần theo chữ Vạn” (đã dẫn), tôi đã đặt dấu hỏi: “Dân tộc Iran ngày nay và người Aryan xưa kia có liên hệ gì với nhau không? Về mặt âm ngữ, hai từ Iran và Aryan rất giống nhau. Về mặt lịch sử, chẳng lẽ người Aryan đi chinh phục Ấn Độ và Âu châu hết mà không để lại một chi nhánh nào của dòng họ ở nơi xuất xứ là cao nguyên Iran hay sao?”.
Và tôi đã tìm thấy câu trả lời. Bách khoa toàn thư Wikipedia viết: “Vào khoảng nửa đầu của thiên niên kỷ thứ nhất trước CN, người Aryan đã có mặt trên cao nguyên Iran và tiểu lục địa Ấn Độ. Thực ra, thuật ngữ Iran là kết quả của thuật ngữ Ariana (Airyana) có nghĩa là xứ sở của người Aryan. Nhóm ngôn ngữ Aryan có hai nhánh chủ yếu: Ngôn ngữ Sanskrit và ngôn ngữ cổ-Iran … trong tiếng Ba-Tư thời trung cổ, chúng ta thấy chữ Ariana được gọi là Eran, và cuối cùng trong tiếng Ba-Tư hiện đại, được gọi là Iran”.
Nhà triết học nổi tiếng Hegel từng viết trong cuốn Triết học Lịch sử (The Philosophy of history) rằng: "Lịch sử của loài người bắt đầu từ lịch sử của Iran”. Các di chỉ khảo cổ tại Tây Nam Á cho thấy nền văn minh Iran có trước nền văn minh Ai Cập quãng 3000 năm, khởi đầu ít nhất từ 12000 năm trước đây.
Tóm lại, người Aryan một phần đã chinh phục Bắc Ấn, một phần ở lại Iran, và một phần đã di cư sang Âu châu và chinh phục hầu khắp Âu châu, lai tạp với cư dân bản địa Âu châu cổ đại để dần dà trở thành người Âu Mỹ như ngày nay.
Tuy nhiên, khái niệm “người Aryan” dần dần đã bị những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc biến tướng thành khái niệm “chủng tộc Aryan”, từ đó dẫn tới những hậu quả chính trị xã hội vô cùng tệ hại.
3- Về cái gọi là “chủng tộc Aryan”
Như đọc giả đã thấy, những văn bản cổ mô tả người Aryan là những người có những “ưu điểm vượt trội”: những người “phú quý” hoặc “chúa tể đất đai”! Trong thực tế, người Aryan đã chinh phục một dải đất vô cùng rộng lớn từ Á sang Âu! “Thành tích vượt trội” của người Aryan đã làm nức lòng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong con mắt của họ, “người Aryan” đồng nghĩa với “chủng tộc Aryan” (Aryan race) – một “chủng tộc ưu tú hơn” (superior race) so với bất kỳ chủng tộc nào khác. Ngay từ thời đó, tư tưởng này đã bị phê phán. Nhà Sanscrit học lỗi lạc Max Muller từng nhấn mạnh: “Khi tôi nói đến chữ Aryan, tôi không hề có ý định đề cập đến những khái niệm liên quan đến hộp sọ”. Nói cách khác, theo những tiêu chuẩn của chủng tộc học, không hề có cái gọi là “chủng tộc Aryan”, mà chỉ có người Aryan mà thôi. Nhưng bất chấp mọi giải thích, những kẻ có đầu óc dân tộc tiếp tục truyền bá khái niệm “chủng tộc Aryan” như một sự thật lịch sử và khoa học.
Đến những năm 1920, chủ nghĩa quốc xã Đức đã nâng lý thuyết “chủng tộc Aryan lên đến mức cực kỳ phản động: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng (master race) có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của một học thuyết được coi là “khoa học” vào thời đó: Học thuyết Đác-uyn-xã-hội (Social-Darwinist Ideology) – một học thuyết chủ trương áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn của Darwin vào trong xã hội loài người.
Nhưng tại sao Đức quốc xã lại chọn Swastika làm biểu tượng của chúng?
Trước khi biết rõ bối cảnh nào đã dẫn Hitler tới chỗ đích thân hắn chọn Swastika làm biểu tượng cho đảng quốc xã, đọc giả cần biết rõ sự kiện sau đây:
Cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ học nổi tiếng Heinrich Schliemann, người đã khám phá ra Swastika trên đống đổ nát của thành Troy, trong một công trình nghiên cứu công phu kết hợp khảo cổ học với Sanscrit học, đã đi đến một kết luận vô cùng quan trọng rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng Ấn-Âu. Nói cách khác:
Swastika là biểu tượng đặc trưng của người Aryan!
Muốn biết Swastika của người Aryan đã bị Hitler lợi dụng ra sao, xem bài kỳ sau sẽ rõ.
Chú thích minh hoạ:
Bản đồ 1: Khu vực thung lũng nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris và một số vùng trong thung lũng sông Indus, một trong những cái nôi văn minh của loài người. Tại đó tìm thấy những chữ Swastika có độ tuổi khoảng 3000 năm.
Bản đồ 2: Vị trí Thành Troy trên bản đồ. Swastika cũng được tìm thấy trên các bình gốm và những đồng xu cổ trên đống đổ nát của thành Troy, chứng tỏ nó đã được sử dụng ít nhất từ 1000 năm trước C.N.
Bản đồ 3: Vùng cao nguyên Iran ở Nam Á, giữa vùng biển Caspian và vùng núi Hindu Kush ngày nay, nơi xuất xứ của người Aryan. Từ đây, một bộ phận người Aryan di cư đến Bắc Ấn, một bộ phận ở lại Iran, một bộ phận chinh phục châu Âu, trở thành người Ấn-Âu tiền sử.
Hình 1-1: Swastika trong nghệ thuật và văn hoá của người Hindi, trong đó có 4 dấu chấm ở các cung phần tư, nhưng Swastika của Hindu giáo không có 4 dấu chấm đó, thể hiện sự thiêng liêng.
Chữ Vạn trong lịch sử nhân loại
Chữ Vạn bắt đầu được sử dụng đặc biệt rộng rãi tại Ấn-độ từ hơn 2500 năm trước, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền xuất ra pháp môn tu tập của mình. Chữ Vạn —swastika hoặc svástika— là có gốc từ chữ svasti, tiếng Ấn-độ cổ với hàm nghĩa may mắn. Khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, ngươì Hoa gọi đó là chữ Vạn, là ký hiệu của nhà Phật, và biểu tượng của “cát tường như ý”. Văn hoá truyền thống của người Việt chúng ta cũng mang theo nét văn hoá ấy.
Chữ Vạn thường hay được thấy ở trên tượng Phật và chùa triền Phật giáo:
Dưới đây là hình chữ Vạn tìm thấy trong một bức tranh lụa 2300 năm trước ở Trung Quốc:
Tấm lụa được tìm thấy trong những năm 1970 tại Mawangdui, gần Changsa, trong Mộ Cổ Số 3. Có 29 hình “sao chổi” trong tấm lụa, và 4 “sao chổi” có hình như trên. Như quý vị có thể thấy, cái bên trái mang hình chữ Vạn (cũng là cuối cùng trong tấm lụa, theo thứ tự từ phải sang trái).
Chữ Vạn không chỉ xuất hiện trong văn hoá Trung-Ấn. Người ta còn tìm thấy chữ Vạn tại những nơi khác trên thế giới trong lịch sử. Có lẽ hình chữ vạn cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được là chữ vạn được vẽ trong một hang động 10000 năm trước, thời kỳ đồ đá cũ.
Cận đại, vì Hitle sử dụng một ký hiệu tương tự, do vậy một số người, nhất là người dân ở Đức hoặc ở châu Âu, có thể hiểu nhầm khi nhìn thấy chữ Vạn này.
Một ví dụ nữa về chữ Vạn trong Phật giáo: chữ Vạn ở một ngôi chùa tại Triều tiên:
Dưới đây là hình chữ vạn xoay theo chiều ngược lại. Những hình chữ vạn xoay theo cả hai chiều như vậy vẫn luôn phổ biến trong Ấn-độ giáo cho đến ngày nay.
Chữ Vạn tại một chiếc vòng cổ xưa tìm thấy ở Iran:
Chữ Vạn trên một chiếc mũ của người Hy-lạp:
Hầu hết các nhóm, tộc người trong lịch sử đều từng biết đến mẫu hình chữ Vạn. Ngay tại Đức, các bộ tộc xưa vẫn gọi mẫu hình đó là “Cross of Thor” (chữ thập của thần Thor). Tại Anh quốc, những người dân mở đất Scandinavi cũng mang mẫu hình chữ Vạn trong văn hoá của họ đến vùng Lincolnshire và Yorkshire.
Trong một ngôi đền cổ 2000 năm tuổi ở Palestine của người Do Thái, người ta cũng thấy có vẽ mẫu hình chữ Vạn này. Ở châu Mỹ, ở các di tích lịch sử của người bản địa cũng có thấy mẫu hình chữ Vạn, cả ở Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Ngày nay, nhìn hình của các thiên hà, chúng ta có thể liên tưởng đến đồ hình thái cực của Đạo gia hoặc hình chữ Vạn của Phật gia vốn được các thế hệ trong lịch sử nhìn nhận là biểu trưng cho vũ trụ:
--------------------------------------
Dưới đây là các tư liệu mà chúng tôi tham khảo để có thông tin về chữ Vạn trong lịch sử nhân loại:
1. Thomas Wilson, Curator, Department of Prehistoric Anthropology, U.S. National Museum, Chapter “The Swastika, the earliest known symbol and its migrations; with observations on the migration of certain industries in prehistoric times.” from “Report of National Museum” (1894), pp. 757-1030.
2. Barbara G. Walker, “THE WOMAN'S ENCYCLOPEDIA OF MYTHS AND SECRETS” (1983), and “THE WOMAN'S DICTIONARY OF SYMBOLS & SACRED OBJECTS” (1988), both published by Harper & Row;
3. James A. Michener, “THE SOURCE”;
4. Ernest Klein, “KLEIN'S COMPREHENSIVE ETYMOLOGICAL DICTIONARY OF THE ENGLISH LANGUAGE” (Elsevier, 1971);
5. Robert H. Mathews, “MATHEWS' CHINESE-ENGLISH DICTIONARY” (Harvard, 1966);
6. The book “In Search of the Cradle of Civilization” by Georg Feuerstein, Subhash Kak, and David Frawley (Quest 1995) describes the history of India from a perspective different from that of English colonialists.
7. Sagan and Druyan, book “Comet”, Random House 1985
CHỮ VẠN
Ngày Tết, người Việt Nam chúng ta thường vào chùa lễ Phật. Ai cũng nhận thấy trên ngực tượng Phật trang nghiêm thờ giữa chính điện thường có dấu chữ vạn. Dường như đây là một biểu tượng đặt trưng của Phật giáo ?
Hồi còn bé, tôi đã chú ý và có nhiều thắc mắc về ý nghĩa của dấu hiệu này. Tôi hỏi sư, sư bảo:
“Đó là chữ Vạn, biểu tượng của đức Phật. Nó tượng trưng cho đức Đại Hùng , Đại Lực, Đại Từ bi của Phật . Nó là hình tượng của “ Bánh xe Pháp luân “đang vận động. Bốn cánh của chữ Vạn còn mang ý nghĩa của Tứ Diệu Đế, tức là Khổ Tập Diệt Đạo.
Có người còn gọi đó là Tứ khổ hải: Sinh – Lão- Bệnh-Tử. Nó nói lên vòng luân hồi bất tận của kiếp người trầm luân".
Tôi nghe vậy thì biết vậy thầm nghĩ đạo phật thật cao siêu, chỉ có một dấu hiệu nhỏ mà mang bao nhiêu ý nghĩa thâm thuý. Sau này đọc lại trong tạp chí Indochine số 126 ngày 28 tháng Giêng năm 1943, tôi thấy có một bài viết về chữ Vạn ở trang 15, có đoạn khá ngộ nghĩnh. Tôi tạm dịch ra để hiến các độc giả trẻ hiếu học. Bài có tựa: Chữ Vạn với người An Nam :
“Đây là dạng cổ nhất của chữ thập (+)[La croix], có tên gọi là Swastika.
Swastika là biểu tượng của Đạo Phật, nói lên sự toàn thiện, toàn mỹ của Đức Phật. Đó là dấu hiệu của sự giải thoát.
Người Ấn Độ đã khắc chữ vạn (Swastika) lên ngực tượng Phật, coi như dấu hiệu tối thượng của sự toàn thiện, toàn mỹ.
Những nhà sư Việt Nam tiếp tục tôn thờ dấu hiệu này mà chẳng hiểu nó có ý nghĩa như thế nào (?!) . Họ gọi đó là “ Chữ Vạn Thiên Trúc” có nghĩa là “ chữ Vạn của nước Ấn Độ”. Và có người đã giải thích sự hiện diện của chữ Vạn trên ngực Đức Phật như thế này:
“Một tên bạc ác ngày nọ đã đâm một nhát giáo lên ngực của Đức Phật nên Ngài đã giữ mãi vết tích đó suốt đời để nhắc nhở mọi người lánh xa điều ác” .
( Viết theo Dumoutir)
Bài báo còn một đoạn nói về dấu chữ Vạn đã được dùng rất nhiều trong nghệ thuật trang trí của người Việt Nam ở Bắc Bộ, trên các bức chạm trổ và điêu khắc bằng gỗ hay kim loại, để trang trí bàn, ghế, tủ và các đồ dùng nội thất: Tứ bình , diềm cửa, phủ thờ, viền câu đối v..v..
Còn một đoạn khác quan trọng hơn Dumoutier viết thế này:
” Những người phụ nữ của bộ tộc Mán hiện đang sống trên các đỉnh núi Ba Vì ở hai bên bờ sông Đáy, thường sống tập trung thành các cụm dân cư rải rác trên các vùng Thượng du đấy núi non sứ Bắc kì. Họ thuường mặc những bộ quần áo bằng vải thô màu xanh dương có mang hằng dải dài những chữ Vạn thêu màu đỏ hay trắng”
Đây mới là điều lạ. Người Mán cũng tôn thờ Đạo Phật hay Đạo Bà La Môn?. Hay họ tôn thờ một đấng thiêng liêng nào khác có nguồn gốc thật xa xưa? Điều này xin đặt câu hỏi cho các nhà dân tộc học và phong tục học nước ta.
Nhưng sau khi đọc một quyển sách xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1969 do nhà sưu tầm cổ vật James Churchward viết, có tựa đề : The lost continent of MU (MU, Đại lục bị tiêu trầm)(1) tôi dần nghiệm ra, tuy chưa hẳn hoàn toàn tin tưởng vào những điều giải mã và lý giải trong sách.
Theo James Churchward thì chữ Vạn là biểu tượng không phải chỉ riêng của Phật giáo hay Ấn giáo mà là biểu tượng chung của toàn thể nhân loại, trên khắp thế giói. Nó xuất phát từ những kí hiệu tượng hình được ghi trên các linh bài bằng đất thô có độ tuổi hàng vạn năm, tìm được ở Ấn Độ, được cất giấu trong các ngôi đền thật xưa.
J. Churchward đã phân tích và giải mã chữ Vạn thật chi li. Ông khẳng định chữ Vạn chỉ là biến thẻ của chữ thập (+) tượng trưng cho “Tứ Đại Nguyên Động Lực” (Nước, gió, lửa, sấm, sét) = Four Great Primary Forces. Chữ thập và chữ Vạn, cũng như thạch trụ, (pylone, pilier) là những vật biểu tượng có tính tôn giáo, được tôn thờ từ lục địa MU, được truyền sang bờ Tây Thái Bình Dương qua ngõ Miến Điện, Nepal, Ấn Độ, sang Ba Tư, tới Lưỡng Hà, Ai Cập, Hi Lạpv..v.. và Mu được xem như là miền đất mẹ (Morther land) của nhân loại từ đó xuất phát mọi nền văn minh cổ nhất thế giới. MU thờ Mặt trời nên tất cả các dân tộc nào trên thề giới thờ Mặt Trời đều chịu ảnh hưởng của nền tôn giáo nguyên thuỷ của MU và J. Churchward phân tích sự tiến triển của chữ Vạn như sau (hình2)
Hình A: Chữ thập (+) hình ảnh tièn khởi, tuợng trưng cho Tứ Đại Nguyên Động Lực
Hình B: Chữ thập nằm trong vòng tròn. Vòng tròn tượng trưng cho Mặt TRời và Vũ Trụ, trong đó bao hàm Tứ Đại Nguyên Động Lực. Các động lực vận hành trong vũ trụ tạo ra sinh vật, nên hình số 2 này nói lên sự Sáng Tạo ( biểu tượng của Đấng Sáng Tạo = Tạo Hoá = Hoá Công).
Hình C: Bốn cánh của chữ Vạn xoay quanh vòn tròn có chấm. Vòng tròn tượng trưng cho Đấng Sáng Tạo. Mặt trời nằm ở trung tâm: Vũ trụ xoay quanh Mặt Trời. Tứ Đại Nguyên Động lực làm cho vũ trụ vận hành. Các cánh của chữ Vạn đều xoay về hướng Tây, diễn tả vũ trụ vận hành từ Tây sang Đông (Theo chiều kim đồng hồ).
Hình D: chữ Vạn không có vòng tròn ở giữa, chiều xoay từ tây sang Đông) Trong hình này biểu tượng về Đấng Sáng Tạo bị mất hẳn, chỉ còn lại bọ liên hợp 4 cánh gamma. (L) là chữ của người Kiu xưa, sau được người Hy Lạp dùng làm chữ gamma, và người La Mã biến thành chữ L. L là cái ê-ke vuông góc (Thước thợ nề) nói về “Người xây dựng” (builder). Bốn vị “Builders” này kết hợp lại thành “Bộ tứ Builders” gọi là “Tứ Đại Hùng Nhân” (The Four Great Strong Ones) chữ Vạn từ đó lưu truyền đến ngày nay.
Có điều chúng ta nên lưu ý về chữ Vạn dã được phân tích trên đây có bốn cánh xoay về hướng Tây. Còn chữ Vạn của Phật Giáo Việt Nam và của Đức Quốc Xã thời Hitler lại có cánh xoay về hướng Đông. Biểu tượng chữ Vạn của người Naacal và chữ Vạn nguyên thuỷ ở xứ MU cũng có cánh quay về hướng Đông
. Sự thay đổi hướng xoay của chữ Vạn xảy ra từ lúc nao không ai hiểu rõ. Chỉ thấy trên hoa văn một lọ chum đựng hài cốt tìm được ở Ý, có niên đại vào thời đồng khí, in trong sách Chemin de Sagese – Traité du Labyrinthe (Con đường Đạo Lý - Luận về Ma Trận) của Jacques Âttli, do Fayard xuất bản năm 1996 lại có cả hai chữ Vạn ngược chiều nhau. Nhưng chữ Vạn của Đức Quốc Xã (cũng giống như chữ Vạn Phật Giáo, có cánh xoay về phải) lại mang ý nghĩa khác. Hitler dùng chữ Vạn trên lá cờ tượng trưng cho Quyền năng của Tạo hoá, để gây niềm tin vào lý tưởng ưu việt của tộc người Aryen thuần chủng (Nhật Nhĩ Man = Normand = Người Đức) theo học thuyết Siêu Nhân = Surhomme”của Nietzsche đã được tác giả phác hoạ trong Ainsi parlait Zarathoustra (Zarathoustra đã nói thế). Hitler kêu gọi người Đức tàn sát người Do Thái vì sợ giáo thuyết “ Do Thái giáo” của họ mê hoặc tư tưởng người Nhật - Mỹ - Man. Họ kết tội dân Do Thái đã tố cáo Chúa Jésus khiến người La Mã hành hình Chúa, là hành vi đê tiện đáng trừng phạt nên đã có hàng vạn người Do Thái bị sát hại trong thời Thế Giới Chiến Tranh thứ hai.
Hiện nay ở Châu Âu đang có một bọn người phát xít toan đề xướng thuyết “Tân Phát Xít” (Néo-Frascisme) và khôi phục lại chữ “Vạn” của Hitler. Nhưng như chúng ta đã thấy, chủ nghĩa phát xít Đức đã gây racuộc đệ II Thế Chiến tàn hạibao nhiêu triệu nhân mạng trên thế giới, nhất là nó tàn sát người Do Thái rất dã man. Và chữ Vạn, khi còn là biểu tượng tôn giáo có ý nghĩa tuyệt vời, trái lại là huy hiệu của phát xít, nó đã gây ra bao nhiêu điều tàn ác.
TRƯƠNG MINH HIỂN
(Trích trong XƯA NAY, số 132-133)
Người Công phu nội chứng sẽ thấy Tượng chữ Vạn quay ngược. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy Tượng chữ Vạn xoay xuôi. Chính vì vậy "cát tường hải vân tướng" xuất hiện ở các bậc chứng đạo. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy tượng xoay về bên phải của các Ngài. ("nghịch thành Tiên, thuận thành Người")
Đức Phật phóng quang, nên hào quang ly tâm hướng chiều ra ngoài. Mọi người tiếp nhận hào quang ấy sẽ thấy hướng tâm thuận chiều xoáy vào mình. Như vậy Tượng Vạn xuôi hay ngược tùy vào vị trí của Người. Người hoặc tiếp nhận hoặc phóng quang. Là Đời hay Đạo sẽ tương thích. Nếu là Đời thì dùng thuận chiều kim đồng hồ.
Gia Nhân được nghe vị thầy kể lại " trước khi Hitler làm quốc trưởng và dùng biểu tượng chữ Vạn có thời gian 8 năm theo học một vị Thầy Ấn Độ, sau đó ngôi đền và vị Thầy này biến mất một cách bí ẩn". Không biết chuyện này trúng bao nhiêu phần trăm. Nghe sao xin kể lại y nguyên.
Vài dòng chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét