Làng Đông Hồ
Chương một:
Đông Hồ trong vùng văn hoá Kinh Bắc
Từ Hà Nội, theo quốc lộ 5 đến Phú Thuỵ, rẽ trái, thăm chùa Keo, chùa Dâu, lại rẽ trái, tới chùa Bút Tháp, theo bờ đê, qua đền thờ và lăng Kinh Dương Vương, cuối cùng đến làng tranh Đông Hồ – thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (cả thảy chừng 35 km). Trong ký ức những người cao tuổi, xưa, tên làng là Đông Mại, gọi nôm là làng Mái, thuộc tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.
Ta hãy cùng nhau ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về các địa danh này: Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cho sửa định bản đồ, thừa tuyên Bắc Giang đổi là trấn Kinh Bắc, khi đó trấn Kinh Bắc gồm bốn phủ: Từ Sơn; Bắc Hà; Lạng Giang; Thuận An. Phủ Thuận An có năm huyện: Gia Lâm; Lang Tài; Siêu Loại; Văn Giang; Gia Định. Năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1862 phủ Thuận An đổi là Thuận Thành. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 bỏ cấp tổng, cấp xă được mở rộng. Năm 1963 hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang sát nhập thành Hà Bắc, từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 lại tách ra như cũ.
Như vậy đ̃ịa danh Kinh Bắc đã có cách đây gần 600 năm và không còn trên bản đồ đă được gần 200 năm. Mặc dầu vậy, từ “Kinh Bắc” vẫn thường xuyên xuất hiện trên thơ văn, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng – nhất là khi đề cập tới văn hoá. Điều gì là nguyên nhân của hiện tượng này ?
Trước hết hãy nhắc tới lĩnh vực Khảo cổ:
Qua nhiều đợt khai quật, các nhà khảo cổ đă t́m thấy một số lượng hiện vật lớn và phong phú về chủng loại.
Thời đại đồ đá mới: ở Thiên Đức (Thái Bảo – Gia Lương) và ở Tam Giang (Yên Phong) cùng tìm thấy những chiếc rìu đá mài, có vai cân xứng màu xám và nhẵn . Những chiếc rìu này chứng tỏ kỹ thuật chế tạo đá đã rất tinh xảo. Ven sông Cầu, sông Đuống và các chi lưu đã có con người định cư và canh tác.
Thời đại đồ đồng: Đôi bờ sông Đuống, sông Dâu có nhiều di chỉ khảo cổ có giá tr̃ị Di chỉ Đại Lai (Gia Lương) di chỉ Đồng Nội thôn Đại Trạch xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành) có niên đại Đường Cồ, Di chỉ bãi giữa sông Dâu xã Thanh Khương (Thuận Thành) có niên đại Đường Cồ sớm. Ở các di chỉ này người ta tìm thấy: Rìu đá, vòng tay đá, đục đá, chày đá; rìu đồng, lao đồng, mũi tên đồng; nồi gốm, doi xe chỉ gốm, bi gốm, chân gị gốm v.v… Các di chỉ này cho thấy con người đă khai phá và chinh phục vùng Kinh Bắc từ rất sớm – ít nhất là 4000 năm trước đây.
Về các di tích lịch sử, văn hoá
Riêng ở Thuận Thành đă có rất nhiều:
- Đền và lăng Kinh Dương Vương ở làng Á Lữ xã Đại Đồng Thành. Kinh Dương Vương là người sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra vua Hùng mở đầu các triều đại ở nước ta.
- Đền và lăng Sỹ Nhiếp ở làng Tam á xã Gia Đông, cổng đền có chữ Nam Giao học tổ (sẽ nói về Sỹ Nhiếp kỹ hơn trong mục học tập, khoa bảng);
- Đền Lũng Khê và thành Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương.
Chùa Dâu – tên chữ là Pháp Vân tự, thuộc xã Thanh Khương. Đây có thể coi là cái nôi của phật giáo Việt Nam, đạo phật được truỷền vào đây từ thế kỷ thứ III sau công nguyên. Theo “Thiền Uyển tập anh”: “Xứ Giao Châu có đường thông sang tây Trúc, Phật giáo vào Trung Quốc ,chưa phổ cập đến miền Giang Đông mà nơi ấy đã xây ở Luy Lâu 20 ngọn bảo tháp, độ được 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi”. Nhà sư Tìniđalưuchi người Tây Tạng đã trụ trì ở đây và lập nên phái Thiền Tông. Môn đồ của ông sau trở thành những người nổi tiếng trong phật giáo nước ta như: Từ Đạo Hạnh, Pháp Hiền, Vạn Hạnh…
- Chùa Bút Tháp – tên chữ là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, có tháp đá cao 13m và pho tượng phật bà nghìn mắt, nghìn tay – một kiệt tác điêu khắc phật giáo nước ta.
Huyện Từ Sơn có:
- Đền Lý bát đế thờ tám vị vua nhà Lý bắt đầu từ Lý Thái Tổ – người dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long mở đầu một thời kỳ thịnh vượng ở nước ta.
- Đình Đình Bảng – một công tŕnh Kiến trúc tiêu biểu về ngôi đình của cư dân đồng bằng Bắc Bộ với nhiều trạm khắc tuyệt tác như: Lưỡng long chầu nguyệt, Cửu long tranh châu, Lục long ngự thiên, Long vân đại hội, rồi Phượng vũ, Tứ linh, Tứ quí, Bát mã quần phi, Sư tử hí cầu v.v…
- Chùa Phật tích thuộc xă Phật Tích – với pho tượng đá phật Adi đà ngồi “Tĩnh toạ kiết già”, tháp Báo Nghiêm xây dựng từ năm 1692 và 31 ngọn tháp khác.
Ngoài ra còn nhiều di tích khác như: Đền thờ Cao Lỗ ở Gia Lương, chùa Bà Tấm ở Quế Võ, Đình Thổ Hà ở Việt Yên v.v…
Về việc học tập, khoa bảng
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, Luy Lâu (Thuận Thành) và Long Biên (Yên Phong) thay nhau làm thủ phủ của chính quyền đô hộ. Đầu Công nguyên, hai viên thái thú là Tích Quang và Nhâm Diên đă “Dựng học hiệu”, “Dạy lễ nghĩa” ở Giao Chỉ và Cửu Chân. Sau đó, Sỹ Nhiếp- người nước Lỗ, đỗ Hiếu Liêm, được bổ Thượng thư lang, sau lại được cử Mậu Tài, thời vua Hán Hiến đế, Sỹ Nhiếp được cử sang làm thái thú Giao Chỉ (từ năm 187 đến năm 226), ông xin vua Hán đổi Giao Chỉ thành Giao Châu. Kế tục công việc của Tích Quang và Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Nho học ở giao Châu: tổ chức học hành, truyền bá chữ viết, nâng cao dân trí, vì vậy ông được dân phong là Nam Giao học tổ, và gọi là Sỹ Vương mặc dù ông chưa được phong vương bao giờ và ông c̣ng chưa từng xưng vương.
Kinh Bắc là vùng hiếu học, lại tiếp xúc với nho học sớm, do đó việc học tập và thi cử ở đây phát triển mạnh mẽ, số người đỗ đạt nhiều nhất nước.
Trong 845 năm khoa cử (1075-1919) cả nước có 187 khoa thi đại khoa (thi hội, thi đ́nh) với 2991 tién sỹ, Kinh Bắc tham dự 145 khoa, đỗ 645 tiến sỹ (chiếm gần 1/4 số tiến sỹ cuả cả nước) và số người đỗ “tam khôi” (Trạng nguyên, bảng nhăn, thám hoa) là 17/47.
Theo sách “Thiên Nam lịch triều liệt truyện đăng khoa bị khảo” do tiến sỹ Phan Hoà Phủ biên tập, học trò ông là Lễ Trai Phan Huy Sảng hiệu đính, ghi chép số người đỗ đại khoa từ năm 1075 đến năm 1788 (hết đời Lê Trung hưng) thì Kinh Bắc đỗ được 593 người, gồm 15 trạng nguyên, 8 bảng nhãn, 23 thám hoa, 129 Hoàng giáp, 418 tiến sỹ. Trong đó Thuận An có 236 người: 6 trạng nguyên, 2 bảng nhăn, 7 thám hoa, 53 hoàng giáp, 168 tiến sỹ; Trong phủ Thuận An, huyện Siêu Loại có 36 người đỗ tiến sỹ. Dân gian có câu “Dốt Lạc Thổ cứỡi cổ thiên hạ” (làng Lạc Thổ xưa nằm trong tổng Đông Hồ – Thuận Thành).
Năm 1075, tại khoa thi tam trường, Lê Văn Thịnh (người làng Đông Cứu huyện Gia Bình) đă đỗ đầu, ông được coi là trạng nguyên khai khoa của cả nước. Năm 1469 Thân Nhân Trung (người xă Yên Ninh huyện Yên Dũng) đỗ tiến sỹ, đựơc giao khắc bia ở Văn miếu, câu văn nổi tiếng của ông luôn được các thế hệ ngày nay nhắc tới: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Về hội h̀è
Nói về văn hoá Kinh Bắc không thể không đề cập tới hội hè. Một số lễ hội vẫn còn đến ngày nay nhưng nhiều hội chỉ còn trong sách vở và trong kí ức những người cao tuổi ở đây. Xin được điểm lại một số lễ hội và các trò chơi trong hội.
- Hội Lim với Hát quan họ đă quá quen thuộc. Nay vẫn được tổ chức hàng năm vào 13 tháng giêng.
- Hội Thi nấu cơm ở Tư Thế (Thuận Thành)
- Thi dệt vải ở Nội Duệ Cầu Lim
- Trò chơi Tranh cây Mộc Tất ở Long Khám (Từ Sơn)- chỉ dành cho các cụ trên 50 tuổi.
- Trò Ôm cột ở Đồng Kị (Từ Sơn)
- Thi Bơi chải ở Đại Than ( Gia Lương)
- Đánh đu, kéo co thì có ở hầu khắp các hội
- Thi hàng Mã ở Đông Hồ, Đạo Tú, Tú Khê ( Thuận Thành)
- Múa rối ở Thanh Long, Đào Thị ,Thịnh Lộc (Quế Võ)
- Trò Bắt vịt dưới nước ở Đồng Kị (Từ Sơn)
- Cờ người hội nào cũng có.
- Đấu vật có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là các lò vật Tri Nhị, Chung Màu (Gia Lương).
- Hội Dâu có Lễ Tắm phật nay chỉ còn lại câu ca “Dù ai buôn bán trăm ngh̉- Đến ngày mồng tám thì về hội Dâu” ( 8/4 âm l̃ch).
- Tục ca hát thờ thần, mừng dân: Cũng như tục rước, tế, tục ca hát thờ thần mừng dân có ở hầu như đại bộ phận các hội ở Kinh Bắc. Xưa, có những làng chuyên đi hát giữ cửa đình như Thanh Tương, Thanh Hoài (Thuận Thành), Lỗ Khê (Từ Sơn) … Cứ theo lịch, các làng vào đám mở hội là đào, kép của các làng trên lại lên hát múa, “Trước là thờ đấng thượng đẳng tối linh, sau là chúc mừng dân bình an khang thái, sau nữa là vui xuân vui hội cầu may, cầu phúc”
- Hội chọi gà phổ biến ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất là các hội Đình Bảng (Từ Sơn),Thổ Hà (Việt Yên), Yên Phụ (Yên Phong). Các hội này thu hút mọi người ưa thích chọi gà trong toàn tỉnh và cả tỉnh ngoài. Giải gà chọi chia lần lượt các thứ bậc: Nhất thắng, nhị thắng, tam thắng. Những con gà vào giải là những gà thuộc giống chọi được chọn kỹ từ gà bố, gà mẹ. Khi mới bóc trứng lại được khảo sát kỹ theo tiêu chuẩn nhà nghề để lọc ra nuôi riêng. Được vài ba tháng lại lọc một lần nữa và nuôi theo theo một phương pháp công phu. Đến khi gà nhú cựa đă được tập dượt từng bước theo trình độ từ thấp lên cao. Gà đấu thử nhiều lần mới đem đến hội để chọi.
- Trò Bắt chạch trong chum ở Phú Mẫn (Yên Phong), và ở á Lữ (Thuận Thành): Chạch được thả vào trong chum, từ 5 đến 7 chum đặt hàng ngang ở sân đình. Muốn vào thi bắt chạch phải có hai người, một trai một gái cùng bắt chạch ở một chum. Đôi trai gái phải ôm nhau bằng một tay, bắt chạch bằng một tay. Các cụ cho rằng như thế âm dương mới hài hoà, mới cầu được mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người vật an th̃nh.
- Và đây là Lễ rước ở hội đền Lý Bát Đế thời xưa: Nam tướng 144 người, mặc áo đỏ, ống tay dài; nữ tướng 18 người, đội khăn xô, quần áo màu, mỗi tướng có một lọng xanh. Hơn 100 người được chọn để cầm kích, khiêng kiệu. Người cầm kích mặc áo vàng, người khiêng kiệu mặc áo đỏ đội mũ đen. Ba người cao, đẹp, mặt mũi đoan chính, dáng vẻ khoan thai, cường tráng, cởi trần, đóng khố vàng, tay cầm chuỳ – tượng trưng ba tướng võ. Khi rước, tướng võ đi trước, sau đó là một trăm người cầm kích, rồi đến kiệu của Thánh mẫu có 18 nữ tướng đi phù giá, tiếp theo là kiệu của 8 vị vua, mỗi kiệu có một con ngựa và 18 nam tướng theo sau, tiếp đến các vị sắc mục, hương lăo áo mũ chỉnh tề đi sau cùng. Cờ, lọng, tán, quạt rực ŕỡ. Sênh, trống, đàn phách rộn rã, rền vang một khoảng trời. Hàng vạn người kéo theo đám rước. Rước từ Đền Lý đến chùa Cổ Pháp, nghe ni cô tụng kinh một đêm, sáng hôm sau lại rước về Đền.
- Hội Thi Đọc mục lục ở Phù Khê – Từ Sơn và ở Đông Hồ – Thuận Thành là một hội thi rất văn hoá rất hay (rất tiếc, nay cũng không thấy ở đâu tổ chức nữa). Mục lục là một loại văn bản viết về truyền thống tốt đẹp của làng. Hội thi nhằm giữ gìn, phát huy những truyền thống đó. Cuộc thi bắt đầu vào giờ tuất. Người thi mặc lễ phục, đứng trên ghế cao (có hai ngướ hộ vệ hai bên cũng phải mặc chỉnh tề), cầm một ngọn nến soi lên bản mục lục viết trên lụa, treo cao. Sau mỗi câu đọc đúng và hay, sẽ có một tiếng trống “tùng”, tiếng chiêng “bi”. Nếu đọc sai bị trống và chiêng khua một hồi nhỏ. Khi kết thúc tốt đẹp thì ba hồi trồng, chiêng nổi lên khích lệ. Giải thưởng thường là: Tấm nhiễu, gói chè Chinh Thái, và các loại bánh trái, hoa quả địa phương. (Tổng Đông Hồ xưa có một ngôi nghè rất đẹp thường tổ chức các hoạt động văn hoá trong đó có thi đọc mục lục)
- Thi Nuôi gà béo ở Lạc Thổ (tổng Đông Hồ huyện Thuận Thành) và Đại Bái (Gia Lương): Gà được chọn những con chân cao, mình dài, khung xương ức rộng, cổ cao, đầu to, mỏ quằm, cứng, mào săn. Gà được nuôi trong cũi, chia từng ngăn, cho ăn viên bột gạo độn cám mịn, mối trắng (nuôi bằng rơm rạ) – có con nặng tới 7, 8 kg, béo đến mức khi gà bước đi hai âu cánh xệ xuống rung rung theo nhịp bước. Giống gà này gọi là gà Hồ, từ xưa đă là một trong ba giống gà nổi tiếng khắp nước là gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Sơn Tây) và gà Đông Cảo (Hưng Yên).
- Thi nuôi lợn thờ ở Niệm Thượng (Tiên Sơn): Từ tháng 7 năm trước, mỗi giáp phải nuôi một con – thường là lợn ỉ. Chiều tối mồng 5 tháng giêng mang ra đình làm lễ. Những “ông lợn” được chọn béo húp híp, ục ịch, da láng bóng lang hồng, nặng hàng tạ. Trưa mồng 6 là lễ chém lợn: Quan Đám làm lễ xong lấy hai con dao thờ trao cho hai thanh niên dă được lựa chọn trong hai giáp. Hai thanh niên này bước lên trước hương án làm lễ rồi lùi về, mỗi người đứng bên một cũi lợn. Hiệu lệnh bằng trống, chiêng vừa dứt thì các quan viên mở dãi nhiễu điều phủ cũi, xua lợn ra. Mỗi thanh niên phải chém một nhát đứt đôi một con lợn, nhát chém phải cắt ngang lợn, sát hai chân trước, không được làm đứt lòng. Lợn chém xong, làm lễ rồi chia cho dân làng.
- Hội Chen ở làng Ngà (Quế Võ): Sáng ngày 6 tháng giêng, tại miếu thờ Linh Sơn Mị Nương, làng tổ chức cuộc tế. Giữa cuộc, đàn ông, từ thanh niên đến ông già- chạy xô đến chen đàn bà. Thời đó có câu ca: “Trẻ chen với trẻ, già dong với già” Vui vẻ một lúc mọi người tập trung quanh đám tế khấn cầu: “già mạnh khoẻ, trẻ dẻo dai, của đồng làm ra, của nhà làm nên…”. Tiếp đó là một đám rước đi quanh làng, rồi lại bắt đầu cuộc chen, lần này con gái, bà già chen con trai, ông già – kể cả khách đến xem hội, cứ như vậy cho đến hết rước.
- Kinh Bắc còn có một loại chợ khá đăc biệt, đó là Chợ âm dương. Chợ họp lúc chạng vạng tối, âm dương giao hoà. Người đi chợ chỉ mua, bán đồ vật cũ. Người bán nói giá, người mua im lặng mở sâu tiền, rút một đoạn bỏ vào tay người mua, người mua lặng lẽ bỏ vào bị, ra về. Chợ họp rất nhanh chỉ thấy những bóng đen di chuyển nhẹ nhàng, tiếng xì xầm nho nhỏ, người ta nói là ma họp với người. Mua bán như vậy tất có người thiệt, nhưng người ta quan niệm thiệt lại là hơn vì được dịp làm phúc. Loại chợ này có: Chợ Dầu (Thanh Khương – Thuận Thành), Chợ ó (Võ Cường-thị xă Bắc Ninh), Chợ Chằm (Măo Điền – Thuận Thành),Chợ Chai, chợ Chọi, Chợ Bậu (Yên Phong). Chợ Bậu cón tục để một thau nước thử tiền. Bỏ tiền vào thau, nếu là tiền “ma” nó sẽ biến mất.
Về văn học dân gian
Với bề dầy lịch sử, văn hoá như trên, văn học dân gian ở Kinh Bắc đă phản ánh thực tế muôn hình muôn vẻ của cuộc sống thường nhật và cuộc sống tâm linh của người dân – những người dựng làng, lập xóm, sáng tạo ra các ngh̉ề thủ công, và chiến đấu chống quân xâm lược, chống ách thống trị của phong kiến Trung Hoa.
- Huyền thoại có: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ, Mị Châu – Trọng Thuỷ; Thánh Gióng (làng Phù Đổng trước đây thuộc Tiên Sơn, từ năm 1962 mới thuộc Hà Nội); Man Nương (ở chùa Đâu còn giữ một bản khắc “Cổ Châu Phật bản hạnh”- kể về sự tích Man Nương và chùa Dâu).
- Truyện cổ tích mang những yếu tố thần kỳ có: Trương Chi (gắn với dân ca quan họ); Vương Chất; Tấm Cám – đồng nhất với tiểu sử Nguyên phi ỷ Lan.
- Kinh Bắc còn có các “Làng cười” (làng kể chuyện cười) mà không đâu có: Làng Hiên Ngang, Yên Tử ở Tiên Sơn; làng Trúc Ổ, Đông Sài ở Quế Võ; làng Đông Yên ở Yên Phong (ở đây c̣òn có cả hội thi nói khoác) v.v…
- Ca dao cũng là một thể loại phát triển mạnh mẽ ở Kinh Bắc.
Xin trích dẫn một bài về các nghề thủ công ở Thuận Thành:
Chằm Ngâm đi bán cá con
Đông Hồ làm mã, Cầu Nôm đúc nồi
Ngăm Ngơ là đất nung vôi
Đại Toàn đan bị, Đông Côi đan giành
Đại Mão là đất cửi canh
Đông Miếu, Thuỵ Măo chạy quanh xó rừng.
Và một bài về làng tranh Đông Hồ:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh.
Các hoạt động văn hoá khác:
Hát trống quân ở Thuận Thành, Gia Lương; Hát chèo trong hội rước nước ở chùa Dạm Quế Võ, hát ch̀o nhà Phật (các ni sư tiến hành trong dịp tang ma, ngày xá tội vong nhân). Các phường chèo chuyên nghiệp tuy không nổi tiếng như ở Thái Bình nhưng cũng hoạt độngsôi nổi ở Từ Sơn, Quế Vơ, Thuận Thành, Gia lương. Hát tuồng thường gắn với hội làng ở Đồng Kỵ, Tam Lư, Đình Bảng, Phú Mẫn. Hát ả đào ở Lỗ Khê Từ Sơn, ở Thanh Khương Thuận thành , hai làng đều thờ tổ là thần “Bạch My”. Múa rối cạn ở Bùi Xá, Đồng Ngư (Thuận Thành), múa rối nước ở Thịnh Lộc (Quế Võ).
Với nền văn hoá vật thể và phi vật thể như trên, Kinh Bắc đă sinh ra làng tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp năm châu, ngược lại, tranh Đông Hồ đã lưu giữ và chuyển tải những tinh tú của nền văn hoá Kinh Bắc nói riêng và của dân tộc ta nói chung – đến với thế giới.
Chương hai
Nguồn gốc và sự phát triển của dòng tranh Đông Hồ
Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, nhiều tác phẩm điêu khắc cổ còn giữ được đến ngày nay, nhưng với hội hoạ thì chỉ có thể biết đến trong văn bia, sử sách. Trên tấm bia của chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh ở Thanh Hoá – xây năm 1118 (thời Lý) có ghi: “Chùa có tường vách vẽ đồ, chư duyên nhân quả, thiên biến vạn hoá, rất là huyền diệu… đúng là nơi cư trú của phật vậy”. Cuốn sử Thông giám cương mục, viết: “Sau khi thắng quân Nguyên lần thứ hai, vua (Trần Nhân Tông) sai vẽ chân dung những người có công trong việc kháng chiến vào sách Trung lương thực lục”. C̣ũng theo Thông giám cương mục, cuối đời Trần, Hồ Quý Ly chuyên quyền, Thái Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông lo sợ, muốn dùng hội hoạ để khuyên nhủ Hồ Quý Ly nên sai hoạ sỹ vẽ tranh: Chu Công giúp Thành Vương, Hoắc Quang giúp Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp hậu chúa, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông – gọi là “Từ phụ đồ” ban cho Quý Ly và dặn rằng: “Khanh giúp quan gia cũng nên noi theo những người ấy”. Tiếc rằng những bức tranh trên không còn đến ngày nay. Thời Hậu Lê còn để lại một số tranh: Bộ tranh vẽ sơn màu trên gỗ có nguồn gốc ở đình làng Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội, đề tài là “sĩ, nông, công, thương” và “Ngư, tiều, canh mục”. Hay tranh “Thập điện” ở chùa thầy (Hà Tây), tranh “Sùng bái phật” ở chùa Hoè Nhai (Hà Nội) , tranh chân dung Nguyễn Trăi, chân dung Phùng Khắc Khoan v.v…
Tranh dân gian không thuộc dòng chính thống từ cung đình nên không hề được những cuốn sử cũ nhắc tới, tuy nhiên ngày nay ta vẫn biết tới các dòng tranh: Đông Hồ – Bắc Ninh, Kim Hoàng – Hà Tây, Hàng Trống – Hà Nội, làng Sình, làng Chuồn – Hương Phú Thừa Thiên Huế, do sự hiện diện của chính những tờ tranh đó trong những năm gần đây.
Trong các dòng tranh trên thì tranh Đông Hồ là nổi tiếng nhất bởi lẽ nó thấm đậm bản sắc dân tộc – do sự mộc mạc, dân dã của làng quê
Việt Nam đă được đưa vào tranh bằng chất liệu đặc biệt là giâý Dó quét Điệp, màu sắc được chế biến từ cỏ cây, đất đá – mà các dạng tranh khác không hề có (Tranh Hàng Trống – Hà Nội, tranh làng Sình, làng Chuồn – Huế, đều in nét trên giấy trắng, tô màu bằng phẩm ngoại; Tranh Kim Hoàng in trên giấy hồng điều, tô màu bằng phẩm ngoại).
Bằng những chất liệu độc nhất, vô nhị như trên, với sự giao lưu văn hoá, Đông Hồ có thể làm cho tranh có nguồn gốc từ nơi khác – thành tranh của mình, ngược lại, không có dòng tranh nào làm cho tranh Đông Hồ thành tranh của họ được.
Vậy tranh Đông Hồ ra đời khi nào? ai là ông tổ nghề làm tranh điệp? Cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật chưa tìm được câu trả lời chính xác.
Chúng ta hăy mở lại lịch sử , điểm lại những dấu hiệu có thể coi là tiền đề của hội hoạ, đồ hoạ nói chung và tranh dân gian nói riêng – từ thời nguyên thuỷ đến thời phong kiến.
Với các di chỉ khảo cổ đă phát hiện, các nhà sử học đă chứng minh rằng nước ta là một trong những cái nôi của loài người, con người đă chinh phục đất Việt từ thời nguyên thuỷ, và họ đă sáng tạo mỹ thuật ngay từ thời kỳ đó.
- Thời kỳ đồ đá giữa, (10 000 năm trước đây):
Hang Đồng Nội (Hoà Bình) có những hình khắc mặt một con thú và ba mặt người- trên đầu có vật như cái sừng trâu; Hang làng Bon (Thanh Hoá) có những viên cuội khắc hình cành cây, lá cây.
- Thời kỳ đồ đá mới (5000 năm trước đây):
Di chỉ Hoa Lộc, Phú Lộc (Thanh Hoá) có con dấu in hoa văn nhiều dạng khác nhau, hình sóng, hình mạng lưới, hình tròn, hình xoắn … C̣ũng ở đây đồ gốm được trang trí rất tinh xảo, hoa văn được kóo thành vành trên các bộ phận, hoặc bố trí thành cụm xen kẽ vào các vành. Mỗi hoa văn gắn với một loại gốm nhất định, hình dáng càng phức tạp thì hoa văn càng càng phức tạp. Di chỉ Bàu Tró cũng có nhiều đồ gốm trang trí đẹp.
- Thời đại đồ đồng (4000 năm trước):
Các di sản văn hoá thời đại này rất nhiều, điển hình là trống đồng. Trên trống đồng Ngọc Lũ , ở giữa có hình ngôi sao 14 cánh, xung quanh là 12 vòng tròn đồng tâm với các hình trang trí: hình tròn có tiếp tuyến, hình xoắn ốc có tiếp tuyến, rồi người, vật, hươu, đặc biệt là những con chim Lạc cách điệu rất đẹp.
- Thời kỳ Bắc thuộc (từ năm 111 trước công nguyên đến năm 931):
Trong thời gian này nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đă phát triển, và còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Đồ gốm cũng vậy, Viện bảo tàng lịch sử hiện đang lưu giữ chiếc mâm đất nung có trang trí ba con cá châu đầu vào nhau và những hoa văn hình tròn có tiếp tuyến – những hoa văn này rất giống hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, đây là một bằng chứng về truyền thống của nghệ thuật dân tộc nước ta.
Nghề làm tranh dân gian liên quan đến làm giấy và in ấn.
Theo Nguyễn Bá Vân và Chu Quang Trứ “Vào khoảng thế kỷ III, dân Giao Chỉ dă biết dùng gỗ trầm để làm giấy Mật Hương và đã bán cho thương nhân La Mã hàng vạn tờ. Sang thế kỷ IV còn biết dùng cả rong, rêu để làm giấy Trắc Lý. Cho đến cuối đời Lý giấy của ta đã thành món quà quý trong ngoại giao tặng triều đình Tống.”(1)
Vào năm 1396, cuối đời Trần, Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao”, có 7 loại: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền, 1 quan. Trên các loại tiền đó in hình: rong, sóng, mây, rùa, lân, phượng, rồng. Điều này chứng tỏ nghệ thuật vẽ và kỹ thuật khắc ván, in ấn đă đạt tới trình độ khá cao – (mới có thể chống được nạn làm tiền giả). Điều thú vị là những hình vẽ trên, tiền của nhà nước có đề tài rất bình dân: rong, sóng mây, rùa… – có vẻ như gần g̣ũi với đề tài của tranh đông Hồ.
Theo Lịch triều hiến chương loại chú của Phan Huy Chú, Lương Nhữ Hộc người làng Hồng Liễu Hải Dương, đỗ thám hoa đời Lê Thái Tôn (1434-1442), đi sứ nhà Minh, học được nghề in ván gỗ. Về nước ông truyền cho dân làng, từ đó làng Hồng Liễu có nghề khắc ván và in sách. Dân làng tôn ông là “tổ sư”.
Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (nhà xuất bản Văn hoá 1962) Vào thế kỷ XVI, nhà thơ Hoàng Sỹ Khải, người làng Lai Xá Bắc Ninh, khi tả lại cảnh tết ở kinh thành trong bài thơ “Tứ thời khúc vịnh” đă viết:
“Chung quỳ khéo vẽ nên hình,
Bùa đào cấm quỷ phòng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà, cửa treo thiếp yểm,
Dưới thềm lầu hoa điểm thọ dương”
Theo gia phả họ Nguyễn Đăng – một dòng họ lớn ở Đông Hồ thì nghề làm tranh của làng đã trải qua 20 đời tức là khoảng 500 năm, ứng với thế kỷ XVI, thời Hậu Lê – trùng với thời gian Hoàng Sỹ Khải làm bài thơ trên.
Tranh “Đông Hồ” là tên gọi theo tổng Đông Hồ (có các xã: Đông Hồ, Tú Khê, Đạo Tú, Ngọc Tú, Tú Tháp, Lạc Thổ, Trương Xá, Đông Côi) (*), có cả các gia đình ở làng Tú Khê, Đạo Tú, Tú Tháp cũng làm tranh. Xưa, các làng này nằm ngay sát sông Đuống, do lụt lội luôn nên đến cuối thế kỷ XIX được di vào trong đê như hiện nay.
Tổng Đông Hồ từ xưa, ngoài làm tranh tết còn có các nghề làm hàng mã và đồ chơi trung thu. Để phục vụ cho những việc này lại có nhiều nhà chuyên làm điệp, chuyên làm chổi thông, hay chuyên nhuộm giấy màu. Ngày nay, nghề làm hàng mă phát triển, sự chuyên môn hoá lại ở mức cao hơn, đi vào từng công đoạn. Có người chuyên đan (bằng tre nứa) những con giống như voi, ngựa, rắn… có những người chuyên trổ (bằng trang kim – giấy thiếc) những chi tiết tinh xảo của hàng mã. Và có người chuyên in tranh thờ bằng công nghệ hiện đại như in lưới .
Vào thời kỳ thịnh vượng của nghề tranh, hàng năm, sau khi ăn rằm tháng 7 là cả làng bước vào mùa làm tranh. Nguyên vật liệu đă chuẩn bị từ trước, bây giờ chỉ việc mang ra làm, cả nhà cùng làm: Người quét điệp, người in màu, người in nét, người phơi, người đếm và đóng gói, thời đó có đơn vị “muôn”: mười vạn tranh gọi là một muôn. Vào tháng tháng chạp hàng năm, chợ tranh được mở ở Đình làng, có 5 phiên vào các ngày 6,11,16,21 và 27 âm lịch. Đây cũng là hội tranh, trước khi khai mạc chợ, các cụ cao tuổi trong làng làm lễ khấn thành hoàng, rồi đến các gia đình có tranh trưng bày, sắm trầu cau vào lễ thánh. Trong đại đình là chỗ ngồi của các gia đình làm tranh lâu đời, sau cả làng làm tranh thì phải làm lán ở ngoài sân, ngoài băi. Một số gia đình ở Tú Khê, Đạo Tú làm tranh thì không được bán ở đình Đông Hồ mà phải mang ra đê (chỗ điếm canh bây giờ) để bán. Bấy giờ có nhiều người buôn đường dài đi đò dọc trên sông đuống, sau khi xem tranh ở đình, họ vào tận nhà người làm tranh, lấy với số lượng lớn (có người đặt cho năm sau). Khách buôn từ Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh… đổ về, từ Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hoá… kéo ra, người đi đường bộ, kẻ đi đường sông, họ mang theo hàng hoá để trao đổi, những đặc sản rừng như Hồi, Quế, thớt gỗ nghiến …, rồi đặc sản biển như cá tôm khô, nước mắm, muối …
Khách buôn thường nhắc nhau:
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh.
Tranh Đông Hồ toả đi khắp các vùng quê của đất nước. Mỗi gia đình treo vài đôi tranh lên vách, nào là hứng dừa, đánh ghen; Tiến Tài, Tiến lộc, nào là gà đàn, lợn nái; Thiên ất, Vũ Đinh v.v… Cùng với bánh trưng, chàng pháo, câu đối v.v…tranh Đông Hồ đă tạo nên không khí đầm ấm, hạnh phúc cho các gia đình Việt Nam thời trước mỗi khi tết đến. Trả thế mà nhà thơ Tú Xương (ở tận Nam Định) đã viết:
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách bức tranh gà.
Còn người Đông Hồ thì rất tự hào về nghề truyền thống quê mình, điều đó đă được thể hiện trong ca dao:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh… (đă dẫn ở trên)
Và:
Hỡi anh đi đường cái quan,
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu,
Mua đàn gà lợn, thi nhau đẻ nhiều.
Từ khi Thực dân Pháp xâm lược, các loại phẩm màu và giấy in được nhập vào nước ta, Đông Hồ làm thêm loại tranh mới: Chỉ in nét trên một loại giấy của Pháp mà dân ta quen gọi là giấy “manh” (tiếng Pháp main: tập giấy) rồi tô phẩm màu. Thời kỳ này có nhiều mẫu tranh mới, nhưng cũng că một số tranh được in bằng ván nét của tranh cũ . Giấy “manh” nghệ nhân mua từng “rame”, tiếng “rame” của Pháp nói chệch ra thành “gam” cho nên loại tranh này gọi là “tranh gam”. Giấy “gam” cũng có bất tiện vì tờ giấy có nếp gấp ở giữa; muốn tranh đẹp nghệ nhân phải làm cho mất nếp gấp đi – rất mất thời gian. Sau đó ít lâu nhà máy giấy Đáp Cầu hoạt động, các nghệ nhân lại dùng giấy này làm tranh, khổ giấy lớn hơn , từ đó loại tranh bộ xuất hiện, mỗi bộ có bốn tờ, kích thước khoảng 40 x 140 cm. Các Loại tranh này có ảnh hưởng tranh Hàng Trống và tranh Trung Quốc về đề tài cũng như kỹ thuật thể hiện.
Tranh thờ thường được sản xuất nhiều ở Hàng Trống Hà Nội, làng Sình, làng Chuồn – Huế, loại tranh này ra đời muộn hơn tranh điệp Đông Hồ, sử dụng giấy ngoại là chính (có lúc tranh Hàng Trống cũng dùng giấy Dó, nhưng không có Điệp ) và chỉ in nét rồi tô màu bằng phẩm của nước ngoài. Một kỹ thuật dặc trưng của tranh Hàng Trống là “vờn”: Nghệ nhân dùng bút lông bẹt, chấm một bên vào màu, một bên vào nước (hay keo) rồi “vờn” vào tranh, tạo ra một vệt màu chuyển sắc độ từ đậm sang nhạt dần. Đông Hồ nhanh chóng học được kỹ thuật này.
Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, tranh thờ bắt đầu du nhập vào Đông Hồ. Trước tiên là cụ Đám Giác (1882-1943 – tên thật là Nguyễn Thể Thức) vẽ vài bức Tứ phủ công đồng, Ng̣ũ hổ, Sơn trang… sau có người đặt để thờ (gọi là “thửa tranh”), rồi có người đặt để buôn, tranh thờ bắt đầu phát triển – nhưng vẫn là tranh vẽ tay – cụ Đám Giác vẽ rất chậm, có khi vài ngày mới được một bức tứ phủ. Sau đó con cụ Đám giác là nghệ nhân Nguyễn Thế Lãm (1913 – 1978) cũng vẽ tranh thờ. Cho tới những năm 40, tranh thờ tiêu thụ được nhiều, nghệ nhân Hiền Năng (1912 – 1993 – tên thật là Phùng Đình Năng, sống ở làng Tú Khê – cháu gọi cụ Đám Giác là cậu rể, từng học vẽ cụ Đám Giác từ thở nhỏ), đã mở rộng sản xuất loại tranh này. Trước là lấy mẫu của cụ Đám Giác – đã cải biên tranh Hàng Trống, cải biên một lần nữa rồi đưa cắt ván, in hàng loạt. Nhu cầu tranh thờ ngày một cao, nghệ nhân Hiền Năng đã sáng tác thêm nhiều mẫu mới, sản xuất và bán rất chạy. Đến những năm 90 – thời Kinh tế thị trường, tự do tín ngưỡng mở rộng, tranh thờ tiêu thụ nhiều, ở Đông Khê, con cháu các nghệ nhân xưa đã mở mang, phát triển nghề làm tranh thờ, anh Hà Đức Huy là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in lưới để làm tranh thờ, lúc đầu chỉ in nét rồi tô màu, sau in tất cả các màu, sản xuất rất nhanh, bán đi khắp các nơi. (Trong khi đó ở Hàng Trống chỉ còn một người làm tranh thờ là ông Lê Văn Nghiên, – vẫn vẽ theo lối cổ truyền, không “sản xuất” hàng loạt).
Những năm 1960, ông Nguyễn Đăng Khiêm (người làng Đông Hồ sau sống ở Hà Nội) phụ trách phòng tranh dân gian Viện bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, mang một số tờ tranh Kim Hoàng về nhà, cắt ván, in trên giấy gió quét điệp – tranh Kim Hoàng đã trở thành tranh Đông Hồ. (Hiện nay một số người vẫn in các bức Chọi gà, chọi trâu – mà cứ tưởng là tranh cổ của Đông Hồ!).
Nghề cổ của làng Đông Hồ là làm tranh điệp cũng có sự thăng trầm. Trong kháng chiến chống Pháp, giặc đóng đồn ở ngã tư Hồ (cách làng 1km, nay vẫn còn lô cốt), nhiều gia đình bị giặc cướp mất những ván tranh cổ, nghề làm tranh bị đình đốn, chợ tranh không còn tấp nập như xưa. Nhà thơ Hoàng Cầm (người làng Lạc Thổ- cùng xã ) viết:
“… Mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu ? “
Đến năm 1967, dưới sự chỉ đạo của ti văn hoá tỉnh, phòng văn hoá huyện, hợp tác xã Tú Hồ thành lập một tổ làm tranh tập trung, công in, vẽ được tính bằng điểm, sau quy ra thóc. Khi đó làm cả tranh điệp trên giấy dó lẫn tranh tô màu, xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Đến hết thời bao cấp thì tổ làm tranh giải thể. Hiện nay ở làng chỉ còn ba gia đ́nh làm tranh: Gia đình ông Nguyễn Đăng Chế, ông Nguyễn Hữu Sam và ông Trần Nhật Tấn.
(*)theo “Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ – Vũ Thị Minh Hướng, Nguyễn Văn Nguyên, Philipp Papin -Viện viễn đông bác cổ – nxb Văn hóa thông tin, Cục lưu trữ nhà nước – xuât bản năm 1999)
Chương ba:
Qui trình làm tranh
I. Ra mẫu
Đây là công việc của nghệ nhân sáng tác, ở mỗi thời kỳ , trong làng chỉ có một vài nghệ nhân sáng tác. Nghề làm tranh là nghề của cả làng, ông thợ cầy, bà thợ cấy, các em thiếu nhi, các cụ già – đều biết làm tranh, nhưng là làm những việc như in, quét điệp, hay nhặt nhạnh, phơi phóng – chứ không thể sáng tác. Một điều cần nhấn mạnh là: Cùng gọi là Nghệ nhân, nhưng nghệ nhân sáng tác thì khác xa nghệ nhân cắt ván và lại càng xa hơn nghệ nhân chỉ biết in tranh . Các nghệ nhân sáng tác thường là những nhà nho có học, am hiểu văn hoá, lịch sử, xã hội; có tài quan sát, có khiếu thẩm mỹ… Chính vì thế mà tranh Đông Hồ có nội dung rất phong phú, không chỉ thể hiện cảnh sinh hoạt ở nông thôn hiện tại mà còn có nhiều tranh về lịch sử, về tôn giáo và có nhiều tranh mang tính triết lý sâu sắc. Trên tranh thường có chữ Hán, chữ Nôm, sau này có cả chữ quốc ngữ. Giống với các loại hình văn hoá dân gian khác, tranh Đông Hồ cũng do các nghệ nhân dân gian – không được đào tạo qua trường lớp – sáng tạo nên. Lúc đầu mỗi bức tranh chỉ do một nghệ nhân vẽ mẫu, sau khi vẽ, nghệ nhân có thể treo tranh lên vách để mọi người cùng xem và góp ý, cho dù nghệ nhân có sửa tranh theo sự góp ý nào đó – thì cũng không thể coi bức tranh đó là sáng tác tập thể được. Thực tế thì tác giả đã nghiền ngẫm rất kỹ, nếu có thay đổi chút ít thì thường cũng từ ý kiến của một ông bạn nhà nho tâm đắc. Thế nhưng, thời xưa ở ta chưa có khái niệm Bản quyền, những tranh mới mà bán chạy, lập tức nhà khác “xin “ mẫu ngay. Khi cắt ván, nghệ nhân điêu khắc có thể làm thay đổi chút ít – làm tranh khác với nguyên mẫu. Hoặc thời gian trôi qua, các thế hệ sau thêm chữ (hay bớt chữ), hay thay chữ nho bằng chữ quốc ngữ (hoặc ngược lại), vì những lẽ đó ta thường bắt gặp cùng một tranh có nhỉu dị bản khác nhau.
Có một điểm chung: trong số các nghệ nhân sáng tác nổi tiếng, còn được lưu danh đến ngày nay, không có ai là nông dân chính thức, họ ở nông thôn nhưng không biết cầy cấy, lúc nhỏ tuổi thì đi học, học qua tuổi thanh niên, không đi thi, hay thi không đỗ, thì về nhà dạy học, vẽ tranh, vẽ hàng mã. Đó là các nghệ nhân: Nguyễn Thể Thức (1882 – 1943), Vương Chí Long (1887 – 1944 – cụ đồ Long), Nguyễn Thể Lãm (1910 – 1978), Phùng Đình Năng (1912 – 1993), Vương Chí Lương (1916 – 1946).
Xưa các cụ sáng tác tranh thường có đôi – như đôi câu đối. Có bốn kiểu đôi tranh: Kiểu thứ nhất: Hai tranh hoàn toàn đối xứng nhau (đối xứng trục), chẳng hạn hai con lợn châu đầu vào nhau. Kiểu thứ hai: Hai tranh cũng đối xứng trục nhưng trên mỗi tranh có chữ khác nhau. Chẳng hạn tranh “Tiến tài” – có đôi của nó là “Tiến lộc”. (Hai vị thần đối xứng nhau). Kiểu thứ ba: Sự đối xứng không còn thực hiện nghiêm ngặt nữa, đối ý là chính. Chẳng hạn, em bé ôm gà và em bé ôm vịt (phú quí, vinh hoa), hay em bé cầm quả đào và em bé cầm quả phật thủ. Kiểu thứ tư: Chỉ đối ý, loại này nhiều tranh nhất: Hứng dừa – đánh ghen, Đu đôi – bắt trạch, Trưng Vương khởi nghĩa – Triệu ẩu xuất quân ,Trai tứ khoái – gái bảy nghề v.v… Đôi khi hai tranh đối xứng được vẽ thành một – như “Phúc lộc song toàn” hay “Lý ngư vọng nguyệt”.
Lúc ra mẫu, đầu tiên các nghệ nhân vẽ phác lên giấy dầy, sửa chữa đến khi ưng ý thì can lên một tờ giấy dó loại rất mỏng. Có một số tranh tác giả lật mặt sau lên, tô lại, được một đôi tranh đối xứng nhau. Nếu thi hứng dâng trào thì tác giả lại viết thêm chữ hoặc câu đối lên tranh. Nghệ nhân vẽ mẫu thường cũng hay vẽ tranh chơi (vẽ trực tiếp, không phải in), tranh mẫu để cắt ván khác hẳn tranh vẽ chơi ở chỗ: đường nét đơn giản, rõ ràng, không quá nhiều chi tiết gây rối và khó cắt ván, tranh in ra không đẹp.
II. Cắt ván
(xưa các cụ gọi là « cắt ván » chứ không gọi là « khắc ván » )
Số nghệ nhân điêu khắc không nhiều lắm nhưng đông hơn số nghệ nhân sáng tác. Trước hết họ làm một tấm gỗ thật phẳng. Gỗ thị, gỗ mực thường làm ván nét (nét đanh, bền lâu), gỗ vàng tâm làm ván
màu (mảng to hơn, không cần phải “đanh” lắm, mà gỗ vàng tâm mềm hơn, dễ khắc).
Sau đó quét hồ lên, dán úp tờ
mẫu vào, quét lại một lượt bằng “thét” không có hồ,
toàn bộ mẫu tranh đã hiện lên mặt sau tờ tranh. Khắc xong, khi in ra tranh sẽ giống như tờ mẫu, (nếu dán ngửa tờ mẫu vào rồi khắc, tranh in ra sẽ ngược với mẫu, chữ không đọc được). Nghệ nhân cắt ván có bộ đồ nghề như của thợ mộc, nhưng nhỏ hơn, sắc bén hơn.
Họ đục nét trước rồi “dãy” mảng sau, cứ như vậy cho đến khi hoàn thành bản đầu tiên gọi là Ván nét. Nét khắc trên tranh Đông Hồ thường to đậm, sâu và đứng thành.
Tiếp đến là việc phân màu, công đoạn này nghệ nhân cắt ván kết hợp với nghệ nhân ra mẫu cùng làm. Họ in ra một bản nét, dùng bút lông tô màu từng mảng – thường mỗi tờ tranh có từ ba đến bốn màu và đường viền (contour) màu đen, sau đó lấy tờ giấy dát mỏng đặt lên trên, tô lại mỗi mảng màu đó một bản, rồi lại làm như với ván nét – được các ván màu. Để các ván này in ra khớp với nhau, người ta để lại ở mỗi ván hai chấm ở bên trái, sát mép gỗ – gọi là “cữ”.
Đến thời kỳ tranh bộ, mỗi bộ có bốn tờ dài, mỗi tờ có khi phải làm ba, bốn ván in như vậy mỗi bộ tranh có thể có 16 ván. Còn có một loại gọi là Tranh chủ (vẽ các đồ thờ cúng – dùng để dán lên bàn thờ), gồm một tờ to, kích thước khoảng 80 x 120 cm và bốn tờ nhỏ 20 x 120 cm. Bộ ván in tranh này có thể tới 24 tấm ván in.
Đầu thế kỷ XX có các nghệ nhân cắt ván giỏi còn lưu danh như: Nguyễn Đăng Tuỵ, Nguyễn Đăng Mưu, Nguyễn Thế Bân, Hà Văn Tư…
Gần đây, các nghệ nhân Đông Hồ còn làm những bản khắc để chơi (không dùng để in tranh) như thế này:
III. Chuẩn bị nguyên vật liệu
1. Giấy Dó:
Đây là loại giấy được sản xuất bằng phương pháp thủ công từ cây Dó (Nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất giấy dó ở Việt Nam cho thấy, về cơ bản, giấy dó sản xuất thủ công, không có tác động hoá chất tạo axít trong giấy. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trongnước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò (chi Clerodendrum) tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là “huyền phù” mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng “liềm seo” (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy xốp. Vì xốp nên giấy rất nhẹ. Sau cùng là phơi hoặc sấy. Các công cụ sản xuất hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng tự nhiên để làm khô giấy. Giấy dó được sản xuất theo quy trình này không có độ axítdẫn đến tuổi thọ cao. Một số tài liệu cho rằng giấy dó có độ tuổi thọ tới 500 năm- theo Wikipedia)
. Có các loại từ rất mỏng đến rất dầy, gọi là bóc một, bóc đôi, bóc ba v.v… Đông Hồ không làm giấy này mà mua ở Đống Cao – huyện Yên Phong cùng tỉnh hoặc làng Hồ Khẩu- ven Hồ Tây Hà Nội. Giấy để in tranh thường người ta chọn loại bóc ba hoặc bóc tư – không dầy quá, cũng không mỏng quá. Thời xưa giấy dó thường có khổ khoảng 25 x 70 cm, các nghệ nhân Đông Hồ chia tranh thành ba loại theo khổ giấy:
- Tranh phá đôi: Tờ giấy dó pha đôi, kích thước khoảng 25 x 35 cm.
- Tranh phá ba: Tờ giấy dó pha ba, kích thước khoảng 25 x 23 cm – còn gọi là tranh vuông.
- Tranh phá tư: Tờ giấy dó pha tư, kích thước khoảng 25 x 17 cm – còn gọi là tranh lá mít.
Việc dọc giấy được thực hiện bằng thanh nứa hoặc dao cùn để các mép giấy xơ ra, thêm phần dân dã.
2. Điệp:
ở vùng biển Quảng Ninh có một loại Điệp màu trắng, người ta mua vỏ của nó – đã vôi hoá qua thời gian, đổ từng đống lớn ở sân, lấy bùn trát ra ngoài, ủ độ một hai năm thì lấy ra cho vào cối giă nhỏ, dần kỹ, loại bỏ những mảnh to, cứng rồi cho vào bể ngâm vài ngày, lọc một lần nữa rồi bỏ ra đạp bằng chân hoặc cho vào cối lấy chày xoáy – chứ không giă, gọi là “lèn điệp”. Đến khi điệp quánh lại thì nắm thành từng nắm to bằng vốc tay, phơi thật khô rồi cất đi dùng dần. Khi làm người ta tán nhỏ ra, trộn với hồ nếp và màu, quét lên giấy dó, được một màu nền lấp lánh vảy điệp.
3.Những màu sắc thiên nhiên:
- Màu xanh: Vùng đồng bào dân tộc Tày, Nùng có cây Chàm vẫn để nhuộm vải, người Đông Hồ mua về, bỏ vào chum, vại ngâm từ vài tháng đến một năm, lọc bỏ cặn, được thứ bột dẻo quánh màu xanh lá cây già. (Đó chính là cây chàm mèo hoặc chàm lá to có tên khoa học là Strobilanthes cusia. Đây là loài cây nhỏ lưu niên, hoa mọc so le hay mọc đối, tràng hoa màu lam đến tím. Không chỉ có công dụng nhuộm vải, cây chàm còn là một cây thuốc quý dùng trong nhiều bài thuốc Đông y. Khi cây chàm đã lên xanh tốt, lá được hái, bỏ vào thùng nước, ngâm cho đến khi mục rữa. Sau đó xương lá chàm được vớt ra, nước trong thùng được quấy lên đến khi sóng sánh màu xanh rồi chờ tinh bột lắng xuống thì gạn ra đem phơi khô và cắt thành miếng cho tiện dùng. Khi nhuộm chàm, thợ nhuộm lấy tinh bột chàm (đã phơi khô) hoà với nước. Tạp chất này tạo ra một loại vi khuẩn tựa như dấm thanh, để tinh bột chàm “cắn” vào vải làm nên màu bền lâu phai- theo Xaluan.com)
- Màu đỏ đất: được lấy từ đất đỏ (dạng đá ong non) ở vùng trung du Gia Lương, Quế Võ. Loại này phải ngâm kỹ hơn, có khi tới vài năm, màu đỏ ngả nâu.
- Màu đỏ vang: Gỗ vang được trẻ nhỏ, đun kỹ, gạn lấy nước đặc được màu đỏ tươi hơn đỏ đất.(Tô mộc, còn có các tên gọi khác là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang(danh pháp khoa học:Caesalpinia sappan), là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood. Gỗ tô mộc đã từng là một trong các mặt hàng chủ yếu trong buôn bán giữa người Nhật Bản và người khu vực Đông Nam Á (đặc biệt làXiêm La) trong thế kỷ 17 trên các chu ấn thuyền. Nó cũng là nguồn có giá trị để sản xuất một loại thuốc nhuộm có màu đỏ, được dùng để nhuộm các sản phẩm từ sợi bông. Tại Việt Nam, gỗ tô mộc còn là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ rắn, gần như không bị nứt nẻ và được sử dụng để chạm khắc đồ mỹ nghệ- theo Wikipedia)
Thân cây vang cong queo như như con cò quăm, người làng vẫn truyền nhau câu ca về việc nấu gỗ vang:
Cò quăm mà ở trên rừng
Đem về nấu nướng tưng bừng suốt đêm
Hết nước thì lại đổ thêm
Một trăm gánh nước không mềm cò quăm.
- Màu vàng được chế từ hoa hoè. Đó là một loại hoa nhỏ li ti như hạt gạo, đông y vẫn dùng làm nước giải nhiệt. Hoa hoè được cho vào chảo rang đến màu vàng nâu thì cho vào nồi nước đun thật kỹ ta có màu vàng. Sau này người ta còn dùng thêm củ nghệ và hoa giành giành làm màu vàng.
- Màu đen: Mùa lá tre rụng, các cụ già, trẻ em quét vườn quanh năm, đổ ở sân đống lá tre to như đống rơm. Người ta đốt lá tre – và cũng có khi đốt rơm nếp – đủ độ thành than (nếu quá một tí sẽ thành tro không có màu), được đến dâu vẩy nước đến đấy, rồi cho vào chum nước ngâm đến tận tháng bảy năm sau mới dùng được.
Từ các màu trên pha với điệp và pha lẫn nhau được một bảng màu đa dạng mà mộc mạc, dân dã – được gọi là Thuốc cái.
Theo nghệ nhân Trần Nhật Tấn, một số màu khác được tạo ra như sau:
- Màu đỏ vang pha thêm phèn chua tạo ra đỏ tía, nếu thêm hòe thì thành màu da cam, thêm điệp thì thành màu cánh sen nhạt (không sẫm như phẩm cánh sen) còn thêm chàm thì tạo ra màu nhiễu tím .
- Màu xanh chàm thêm nhựa thông tạo ra màu cẩm thạch, thêm vàng hòe tạo ra màu hoa lý.
- Màu da người được pha từ Hoàng đan (một vị thuốc bắc) và điệp.
Lý thuyết thì như vậy, thực tế thì không phải ai cũng áp dụng được, màu đẹp hay không còn do “bàn tay vàng” của người nghệ nhân.
Tất cả các màu khi dùng dùng phải pha với hồ nếp – thứ hồ xay từ gạo nếp, ngâm vài ngày, mỗi ngày thay nước một lần, không để hồ lên men. Pha màu với hồ phải do người có kinh nghiệm làm, không có công thức nào cố định, tuỳ theo thời tiết mà gia giảm, vừa độ thì in sẽ bắt ván, đặc quá hay loãng quá đều bị bong điệp.
Thời kỳ làm tranh tô màu, Đông Hồ dùng phẩm với bảng màu như sau:
- Màu đỏ có: son, điều, cánh quế (sắc độ thẫm dần) và cánh sen.
- Màu vàng có: Vàng đất, vàng chanh.
- Màu xanh că: xanh lục, xanh lam, hồ thuỷ (da trời).
- Màu hoa hiên.
- Màu tím.
- Màu đen được chế tơ muội cao su. (người làng thường gọi là “loa” – tiếng Pháp noir nghĩa là đen).
Ngoài ra các nghệ nhân còn pha xanh lục với vàng được màu hoa lý. Khi vẽ tranh thờ thì dùng thêm kim nhũ và ngân nhũ.
4. Các dụng cụ in tranh:
- Thét: Đó là một loại chổi làm bằng lá thông phơi héo vừa phải, một đầu buộc túm lại, ở giữa được nẹp bằng hai thanh tre cho đầu kia tò ra. Thét dùng để quét điệp làm nền, phết màu khi in, nó thay cho bút bẹt và c̣ng có đủ các cỡ từ 5cm đến 25cm. Thét đựơc làm ở làng Đạo Tú là chính. Khi mua về người ta phải luộc thét bằng nước pha muối, rồi lấy dùi đục đập phần đầu cho mềm ra – nhưng cũng không quá lướt sao cho khi quét nền còn để lại vết chổi trên điệp và những vẩy điệp lấp lánh – đó là nét đặc sắc của tranh Đông Hồ.
- Bìa: Đây là một cái hộp bằng gỗ, không có nắp, kích thước khoảng 40 x 60 x 15 cm, bên trong nhồi rơm, phía trên căng tấm vải bố. Khi in tranh người ta dùng thét phết màu lên bìa, rập ván in vào rồi in ra giấy.
Ngoài ra còn các dụng cụ khác: Chậu sành đựng phẩm, xơ mướp để xoa vào lưng tranh khi in, sào tre, nứa để phơi tranh …
IV. In tranh
Tranh Điệp:
Sau khi có đầy đủ nguyên vật liệu, ông chủ – thường là người có nhỉu kinh nghiệm nhất trong nghề – bắt đầu pha màu. Nếu trong nhà có nhiều người làm được thì có thể pha vài màu cho vài người in cùng một lúc. Người in để một đống giấy đă quét nền, xếp ngay ngắn trước mặt; bìa, chậu màu, thét, ván in bên phải . Trước tiên dùng thét quét màu lên bìa, sau đó rập ván in lên bìa vài lần (ván in đã được đóng “tay cầm” chắc chắn), đặt ván in lên giấy theo cữ, tay trái luồn xuống dưới tờ giấy lật cả giấy lẫn ván lên rồi dùng xơ mướp xoa lên phía
sau tờ giấy để màu bắt đều nét, cuối cùng bóc tờ tranh ra bỏ sang bên trái, các tờ in sau để so le với tờ trước. Cứ như vậy cho đến đủ các màu, màu đen – tức là ván nét được in cuối cùng và do người khéo tay nhất thực hiện. Yêu cầu màu vừa đủ, đặt ván chính xác, xoa đều tay. Nếu màu khan quá hoặc xoa ẩu sẽ mất nét, nếu màu nhiều quá (các cụ nói là bị sặc màu) hoặc đặt không đúng cữ, thì tranh sẽ bị nhòe nhoẹt – cả hai trường hợp tranh đều xấu. Cùng một mẫu tranh do một nghệ nhân sáng tác, khi cắt ván – nhiều nhà cùng cắt – đã có thể tạo ra những tranh khác nhau; khi in, mỗi nhà lại phân màu khác nhau, cộng với tay nghề khác nhau nên có thể tạo ra những bức tranh rất khác nhau. Cùng tranh một con gà có khi rất đẹp mà cũng có khi lem nhem xấu xí.
(Kỹ thuật in như trên rất giống kỹ thuật in tranh khắc gỗ màu Nhật Bản. ở Nhật Bản gọi các bản in màu là bản vỗ, phương pháp in được gọi là so dấu – cũng đánh dấu như “cữ” của tranh Đông Hồ. Các bản vỗ được lăn mực chứ không dập lên bìa như Đông Hồ. Sau khi lật ngửa ván in lên người Nhật dùng xơ gai dầu để chà xát lên lưng tranh).
Qui trình in tranh Gà dạ xướng:
Tranh tô màu :
Loại này chỉ phải in một lần màu đen. Với những tranh khổ lớn, ván in to, dài (như tranh Tứ phủ chẳng hạn), thì không dập ván lên bìa như trên (màu không thể bắt đều vào ván – tranh sẽ mất nét) mà phải dùng thét quét mực lên ván in, rồi cũng làm như với tranh nhỏ. Khi tranh khô và đã nén phẳng sẽ được chia cho cả nhà tô màu, trẻ con hoặc các cụ bà thì tô màu vàng – (có lấn sang mảng khác còn sửa được), những người khác tô các màu còn lại. Các kỹ thuật: Vờn, điểm mắt (tranh vẽ người bao giờ tô màu xong cũng phải vẽ lại mắt cho dẹp), vẽ kim nhũ, ngân nhũ (với tranh thờ) phải do người có tay nghề giỏi nhất thực hiện. Tranh bộ và tranh thờ được dán thêm hai que bằng tre, hoặc nứa vào đầu trên, đầu dưới gọi là Trục – để tờ tranh cứng cáp hơn. Tranh tô màu tận dụng lao động của cả gia đình, lúc đầu màu sắc được quy định nghiêm nghặt, sau do trẻ em dễ quên nên vị trƯ các màu bị thay đổi, nhà nào không có người chủ giỏi, chỉ đạo sát sao – thì tranh không thể đẹp.
Chương bốn
Ngôn ngữ của tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ đương nhiên không phải là tranh trừu tượng hay siêu thực, nó quá đỗi gần g̣ũi với người nông dân Việt Nam – từ đ̉ề tài cho đến cách thể hiện. Vậy phải chăng ai cũng dễ dàng hiểu nội dung và nghệ thuật của tranh Đông Hồ?
Các nghệ nhân Đông Hồ không học qua một trường lớp hội hoạ nào, họ sáng tác tự do theo cách nhìn riêng của ḿnh, theo sự thôi thúc của trái tim ḿnh. Tranh Đông Hồ không bị ràng buộc bởi những hình mẫu trong cuộc sống, nó hư hư thực thực, vừa có tính khái quát lại vừa có tính ước lệ rất cao. Mặc dù phương pháp sáng tác là tuỳ hứng, không theo luật lệ trường quy nào, nhưng khi phân tích tranh Đông Hồ chúng ta thấy nó trùng hợp với nhỉều quy tắc của hội hoạ hiện đại .
Môn nghệ thuật nào c̣ũng có ngôn ngữ của nó, để thưởng thức một tác phẩm văn học, cần biết thứ tiếng mà tác giả sử dụng; để thưởng thức âm nhạc, cần biết về giai điệu, hoà thanh phối khí… Để chia xẻ với bạn đọc khi thưởng ngoạn tranh Đông Hồ xin nêu một số yếu tố về ngôn ngữ của hội hoạ nói chung, và những nét riêng của tranh Đông Hồ.
Các nghệ nhân Đông Hồ không học qua một trường lớp hội hoạ nào, họ sáng tác tự do theo cách nhìn riêng của ḿnh, theo sự thôi thúc của trái tim ḿnh. Tranh Đông Hồ không bị ràng buộc bởi những hình mẫu trong cuộc sống, nó hư hư thực thực, vừa có tính khái quát lại vừa có tính ước lệ rất cao. Mặc dù phương pháp sáng tác là tuỳ hứng, không theo luật lệ trường quy nào, nhưng khi phân tích tranh Đông Hồ chúng ta thấy nó trùng hợp với nhỉều quy tắc của hội hoạ hiện đại .
Môn nghệ thuật nào c̣ũng có ngôn ngữ của nó, để thưởng thức một tác phẩm văn học, cần biết thứ tiếng mà tác giả sử dụng; để thưởng thức âm nhạc, cần biết về giai điệu, hoà thanh phối khí… Để chia xẻ với bạn đọc khi thưởng ngoạn tranh Đông Hồ xin nêu một số yếu tố về ngôn ngữ của hội hoạ nói chung, và những nét riêng của tranh Đông Hồ.
I. Đường nét
Lịch sử hội hoạ bộc lộ sự phân rẽ giữa hai loại tranh, tranh bố cục theo đường nét và tranh bố cục theo mảng. Nhà lý luận mỹ thuật nổi tiếng Heinrich Wolffin gọi hai loại tranh đó là tranh Đường nét và và tranh Hình thể. Rõ ràng tranh Đông Hồ thuộc loại thứ nhất. Mặc dù in màu nhưng hầu hết các mảng màu đ̉ều có đường viền đen, (trừ tranh hai tranh em bé cưỡi trâu, con trâu là mảng đen.
Đường nét có quan hệ mật thiết với yếu tố tĩnh, động và sự chuyển động – do đó đường nét sẽ làm cho một bức tranh êm đềm, thanh bình hay sôi động, náo nhiệt.
Các đường nằm ngang hoặc thẳng đứng gây cảm giác tĩnh, các đường xiên gây cảm giác động. Cùng trạng thái tĩnh nhưng đường thẳng đứng gợi cảm giác thức tỉnh, ẩn chứa sự hoạt động, còn đường nằm ngang gợi sự thăng bằng, nghỉ ngơi.
Các đường cong nhìn chung gây cảm giác động, nhưng còn tuỳ theo độ cong – tuần tự lặp đi lặp lại theo chu kỳ hay thay đổi nhịp điệu bất chợt mà sự chuyển động đó là hiền hoà hay mănh liệt.
Đường khép kín thì tạo thành hình. Hình tĩnh hay động phụ thuộc vào điểm đặt của trọng lực. Hình thăng bằng gây cảm giác tĩnh, hình mất thăng bằng gây cảm giác động. Sau đậy là một số thí dụ:
Đường nét có quan hệ mật thiết với yếu tố tĩnh, động và sự chuyển động – do đó đường nét sẽ làm cho một bức tranh êm đềm, thanh bình hay sôi động, náo nhiệt.
Các đường nằm ngang hoặc thẳng đứng gây cảm giác tĩnh, các đường xiên gây cảm giác động. Cùng trạng thái tĩnh nhưng đường thẳng đứng gợi cảm giác thức tỉnh, ẩn chứa sự hoạt động, còn đường nằm ngang gợi sự thăng bằng, nghỉ ngơi.
Các đường cong nhìn chung gây cảm giác động, nhưng còn tuỳ theo độ cong – tuần tự lặp đi lặp lại theo chu kỳ hay thay đổi nhịp điệu bất chợt mà sự chuyển động đó là hiền hoà hay mănh liệt.
Đường khép kín thì tạo thành hình. Hình tĩnh hay động phụ thuộc vào điểm đặt của trọng lực. Hình thăng bằng gây cảm giác tĩnh, hình mất thăng bằng gây cảm giác động. Sau đậy là một số thí dụ:
Ngoài ra còn có một đường đặc biệt: Đường xoắn ốc – Đó là đường vạch trên mặt phẳng của một chất điểm chuyển động xa dần điểm gổc trên một tia, theo một qui tắc nhất định, khi chính những tia này cũng quay quanh điểm gốc. Đường cong này gây hiệu quả đặc biệt tuỳ theo nó được đặt trong bố cục nào. Tranh gà thư hùng, con gà mái có bố cục này, tranh gà đàn, mấy con gà con cũng có bố cục này.
Trên đây nói về đường một cánh đại cương, việc thể hiện những đường ấy lại do “cốt pháp dụng bút” của mỗi tác giả, điều đó tạo nên “nét” – khiến cho hiệu quả thẩm mỹ ở mỗi bức tranh lại hoàn toàn khác nhau.
Trong tranh Đông Hồ có thể lấy nhiều ví dụ v̉ề yếu tố tĩnh hay động do sự bố trí của đường nét và hình: Đôi tranh Thổ công, Táo Quân: Hai ông bà thổ công và ba ông bà Táo Quân đã được đặt trong một hình tam giác cân vững vàng (đáy nằm ngang, đỉnh ở trên), những người hầu thì đều ở tư thế thẳng đứng; trâu, ḅò lợn gà thì ở tư thế nằm ngang – bố cục đó đã tạo nên cảnh thanh bình, nghiêm trang.
Tranh trê (trong đôi tranh trê cóc) tất cả các con cá, tôm, cua đều có tư thế nghiêng, cong – khiến cho cảnh tượng xôn xao, nhốn nháo.
Sau đây là mô hình sự chuyển động của bức tranh này: Tất cả các trục của chuyển động được
biêủ thị bằng đường trắng, đậm.
Trên đây nói về đường một cánh đại cương, việc thể hiện những đường ấy lại do “cốt pháp dụng bút” của mỗi tác giả, điều đó tạo nên “nét” – khiến cho hiệu quả thẩm mỹ ở mỗi bức tranh lại hoàn toàn khác nhau.
Trong tranh Đông Hồ có thể lấy nhiều ví dụ v̉ề yếu tố tĩnh hay động do sự bố trí của đường nét và hình: Đôi tranh Thổ công, Táo Quân: Hai ông bà thổ công và ba ông bà Táo Quân đã được đặt trong một hình tam giác cân vững vàng (đáy nằm ngang, đỉnh ở trên), những người hầu thì đều ở tư thế thẳng đứng; trâu, ḅò lợn gà thì ở tư thế nằm ngang – bố cục đó đã tạo nên cảnh thanh bình, nghiêm trang.
Tranh trê (trong đôi tranh trê cóc) tất cả các con cá, tôm, cua đều có tư thế nghiêng, cong – khiến cho cảnh tượng xôn xao, nhốn nháo.
Sau đây là mô hình sự chuyển động của bức tranh này: Tất cả các trục của chuyển động được
biêủ thị bằng đường trắng, đậm.
II. Tỷ lệ
Trong hội hoạ, tỉ lệ là một yếu tố dễ thấy trong bức tranh, tuy nhiên đó không phải là nhân tố quan trong nhất. Mỗi trường phái thậm chí mỗi hoạ sỹ lại có một cánh xử lý tỷ lệ riêng.
Theo luật phối cảnh thị giác thì những gì ở gần phải to, ở xa phải nhỏ. Tranh Đông Hồ không như vậy. Tỷ lệ lớn nhỏ phụ thuộc vào vai trò của nhân vật. Trong tranh Đám cưới chuột, con mèo to hơn con ngựa, con chuột thì xấp xỉ bằng con ngựa; Trong các tranh Trần Hưng Đạo, Ngô Vương Quyền thì quân lính phải bé hơn chủ tướng; Trong tranh Thổ công, Táo Quân thì các vj thần linh này to hơn người hầu và tất cả các con vật mặc dù người và vật đứng trước các vị thần. Tranh Ông tơ bà nguyệt cũng vậy, đôi trai gái đang được xe tơ kết tóc – đứng gần người xem hơn nhưng vẫn nhỏ hơn Ông tơ, Bà nguyệt.
Trong hội hoạ, tỉ lệ là một yếu tố dễ thấy trong bức tranh, tuy nhiên đó không phải là nhân tố quan trong nhất. Mỗi trường phái thậm chí mỗi hoạ sỹ lại có một cánh xử lý tỷ lệ riêng.
Theo luật phối cảnh thị giác thì những gì ở gần phải to, ở xa phải nhỏ. Tranh Đông Hồ không như vậy. Tỷ lệ lớn nhỏ phụ thuộc vào vai trò của nhân vật. Trong tranh Đám cưới chuột, con mèo to hơn con ngựa, con chuột thì xấp xỉ bằng con ngựa; Trong các tranh Trần Hưng Đạo, Ngô Vương Quyền thì quân lính phải bé hơn chủ tướng; Trong tranh Thổ công, Táo Quân thì các vj thần linh này to hơn người hầu và tất cả các con vật mặc dù người và vật đứng trước các vị thần. Tranh Ông tơ bà nguyệt cũng vậy, đôi trai gái đang được xe tơ kết tóc – đứng gần người xem hơn nhưng vẫn nhỏ hơn Ông tơ, Bà nguyệt.
Vấn đề “To nhỏ” ở trên có vẻ trái với thực tế mà mắt ta nhìn thấy – ấy vậy mà nó vẫn tồn tại, không những được chấp nhận mà còn được ưa thích – nhất là tranh Đám cưới chuột. Như vậy từ xưa dân ta đã thưởng ngoạn tranh không phải chỉ bằng mắt, và người nghệ nhân sáng tác đă nắm bắt được tâm lý của người xem, nói cách khác, những ai tâm đắc với các bức tranh này sẽ có cảm giác tác giả rất đồng cảm với mình.
III. Hình chiếu
Tranh vẽ hay tranh in, dù bằng cách nào, đều nhằm thể hiện cảnh vật trong không gian ba chiều lên một mặt phẳng chỉ có hai chiều. Người hoạ sỹ phải sử dụng những phương pháp khác nhau để tạo nên chiều thứ ba. Các phương pháp đó là phép chiếu, tức là chiếu các cảnh vật theo một phương nào đó lên một mặt phẳng.
Một trong các phép chiếu đó là Phép phối cảnh thị giác. Đây là một hệ thống toán học diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng. Nó được Brunelleschi và Leon Battista Alberty phát minh ở Florence – Ytaly hồi đầu thế kỷ XV. Nội dung cơ bản của phép phối cảnh này này là: Các đường thẳng song song thì hội tụ ở đường chân trời (đường chân trời là đường thẳng nằm ngang, thẳng với tầm mắt người qua sát). Tranh Đông Hồ không tuân theo phép phối cảnh này.
Chúng ta hăy làm quen với một số phương pháp chếu khác áp dụng vào một ngôi nhà có ống khói.
1. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên; mặt trước; mặt bằng: kết hợp cả ba phép chiếu này cùng các thông số sẽ cho ta biết chính xác kích thước của vật. Riêng hình chiếu thẳng đứng mặt bên cho ta “dáng vẻ” của vật.
Một trong các phép chiếu đó là Phép phối cảnh thị giác. Đây là một hệ thống toán học diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng. Nó được Brunelleschi và Leon Battista Alberty phát minh ở Florence – Ytaly hồi đầu thế kỷ XV. Nội dung cơ bản của phép phối cảnh này này là: Các đường thẳng song song thì hội tụ ở đường chân trời (đường chân trời là đường thẳng nằm ngang, thẳng với tầm mắt người qua sát). Tranh Đông Hồ không tuân theo phép phối cảnh này.
Chúng ta hăy làm quen với một số phương pháp chếu khác áp dụng vào một ngôi nhà có ống khói.
1. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên; mặt trước; mặt bằng: kết hợp cả ba phép chiếu này cùng các thông số sẽ cho ta biết chính xác kích thước của vật. Riêng hình chiếu thẳng đứng mặt bên cho ta “dáng vẻ” của vật.
Rất nhiều tranh Đông Hồ chỉ sử dụng phép chiếu thẳng đứng mặt bên, hoặc mặt trước – bạn đọc xem các tranh gà, công, đấu vật, Huyền Đàn, Tử Vi, Vinh hoa, Phú quí… tất cả người, con vật, hay cỏ cây- đều được chiếu thẳng đứng từ phía bên cạnh hoặc phía trước.
2. Phép chiếu mặt bằng kết hợp với phép chiếu thẳng đứng mặt bên: Kiểu này cũng cho biết kích thước vật thể đồng thời hình dạng vật thể cũng gợi mở hơn.
Tranh Thổ công, Táo quân sử dụng phép chiếu này: Người và con vật thì chiếu thẳng đứng mặt bên; cái sập lại kết hợp phép chiếu bằng.
2. Phép chiếu mặt bằng kết hợp với phép chiếu thẳng đứng mặt bên: Kiểu này cũng cho biết kích thước vật thể đồng thời hình dạng vật thể cũng gợi mở hơn.
Tranh Thổ công, Táo quân sử dụng phép chiếu này: Người và con vật thì chiếu thẳng đứng mặt bên; cái sập lại kết hợp phép chiếu bằng.
3. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên phối hợp với phép chiếu thẳng đứng mặt trước: Vật đó có hình dạng tương đối rõ ràng tuy chưa được chặt chẽ lắm. Các tranh lợn phối hợp hai phép chiếu này, con lợn thì chiếu thẳng đứng mặt bên, riêng cái mõm lại chiếu thẳng đứng mặt trước. Trong tranh lợn đàn, lợn độc, cái chậu cám lại kết hợp chiếu mặt bên và mặt bằng
4. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên phối hợp với các b́nh đồ phân kỳ mặt trước: Kiểu này mâu thuẫn với luật phối cảnh thị giác nhưng lại thấy rõ hình dạng vật thể. Hội hoạ trước thời phục hưng và hiện đại ngày nay hay dùng. Tranh rước rồng, múa lân theo mô h́nh này
4. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên phối hợp với các b́nh đồ phân kỳ mặt trước: Kiểu này mâu thuẫn với luật phối cảnh thị giác nhưng lại thấy rõ hình dạng vật thể. Hội hoạ trước thời phục hưng và hiện đại ngày nay hay dùng. Tranh rước rồng, múa lân theo mô h́nh này
5. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên trình bày xiên, phối hợp với bình đồ phân kỳ mặt trước. Trong môn hình học đây là phép chiếu song song, nó có tính chất: Hình chiếu của các đường thẳng song song là các đường thẳng song song, tỉ lệ giữa các đoạn thẳng song song không thay đổi qua phép chiếu. Các đường biên của các mặt phẳng không hội tụ như phép phối cảnh mà song song với nhau, điều này khiến cho vật có hình ảnh thật hơn. Từng cảnh trong các tranh bộ Thạch Sanh, Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa … sử dụng phương pháp này.
IV. Màu sắc
Đã có thời kỳ (thế kỷ XIX) các hoạ sỹ ấn tượng coi màu là yếu tố căn bản nhất của hội hoạ, những cái khác chỉ là thứ yếu, trong tranh của họ hầu như không có đường nét, màu tạo ra không gian, hình thể, màu tạo ra sự chuyển động, thậm trí màu còn gây các trạng thái tâm hồn cho người xem. Trước đó, HêGhen – nhà triết học lỗi lạc người Đức (27/7/1770 – 14/11/1831) cũng cho màu sắc là yếu tố cơ bản của hội hoạ, cơ sở của màu sắc là cái sáng và cái tối. Cái sáng và cái tối tạo nên khoảng cách gần, xa, tạo nên không gian và tạo nên sự “đắp nặn”.
Có ba màu nguyên thuỷ là Đỏ, Vàng, Lam. Bằng sự pha trộn với những tỷ lệ khác nhau, các hoạ sĩ có thể tạo ra vô số màu khác nhau. Kết hợp với đen và trắng, những màu ấy lại có vô số sắc độ khác nhau. Hình tròn màu sau đây sẽ cho ta một hình ảnh về sự kết hợp màu sắc. Những màu đối nhau trên hình tròn màu (gọi là màu bổ túc), tương phản nhau gay gắt, nếu dược đặt cạnh nhau sẽ gây ấn tượng thị giác mạnh. Các màu gần nhau thì hoà hợp hơn, trong tranh chúng sẽ tạo ra sự hài hoà. Màu cũng có thể gây “nhiệt độ”, Đỏ, vàng, cam cho cảm giác nóng; Lục, lam, tím cho cảm giác lạnh. Trên hình tròn màu hai nửa nóng lạnh phân biệt rõ ràng, Từ cánh sen đến vàng chanh: nóng; từ tím đến xanh non: lạnh. Màu cũng tạo ra không gian: Màu nóng gây cảm giác gần, màu lạnh gây cảm giác xa.
Trong tranh Đông Hồ in trên giấy dó quét điệp, các nghệ nhân sử dụng bảng màu rất đơn giản. Ba màu gốc: Đỏ, Vàng, Chàm (màu lam mang sắc độ đen) cùng với đen, trắng, được pha trộn với nhau:
Đỏ và đen tạo ra màu nâu đất; Vàng thêm ít đỏ tạo ra màu Hoa hiên (không phải là Da cam), màu này được dùng làm nền hoặc in những mảng lớn. Chàm kết hợp với vàng tạo ra màu Xanh lục. Như vậy cặp màu tương phản gay gắt nhất là Đỏ và Lục đă hoà hợp hơn do đỏ đã ngả nâu; còn Vàng đối lập với Tím thì tím đă nhạt bớt. Chính vì vậy tranh Đông Hồ in trên giấy điệp không cóhiện tượng màu sắc sặc sữ đến chướng mắt.
Khi bàn về màu sắc, Hê Ghen nhấn mạnh: “Cái khó nhất của việc tô màu, cái mặt có thể nói là lý tưởng, cái đỉnh của màu sắc, đó là màu da, màu sắc của da thịt con người. Cái này tập hợp ở bản thân nó một cách kỳ diệu tất cả những màu khác, nhưng không có màu nào thống trị được các màu kia.”, ông còn dẫn một câu nổi tiếng của Điđơrô : “Kẻ nào đă nắm được cái tri giác v̉ề da thịt, kẻ ấy đã đi được một đoạn đường khá xa. So với nó, phần còn lại không là cái gì hết. Hàng nghìn hoạ sỹ đă chết mà không nắm được cái tri giác về da thịt, và hàng nghìn hoạ sỹ khác cũng sẽ chết mà không nắm được nó” (1)
Tranh Đông Hồ có nhỉều bức thể hiện màu da người, như: Hứng dừa, đánh ghen, các em bé ôm gà, vịt, tôm, cá v.v… đặc biệt là đôi tranh Đấu vật, rước trống. Tranh Đấu vật, nếu không kể đường viền màu đen và nền màu nâu nhạt, thì bức tranh chỉ có một màu duy nhất – màu da người. Tranh Rước trống thì cũng chỉ thêm một màu đỏ nâu nữa để diễn tả lá cờ, những cái quạt, cái trống, cái lọng. Đây là tranh in màu đơn sắc, trong một màu không có đậm nhạt tả bóng, vờn khối, thế mà ta vẫn thấy bắp thịt các chàng trai cuồn cuộn. Nói như Điđơrô thì các nghệ nhân Đông Hồ đã “nắm được cái tri giác về da thịt” và phần còn lại đối với họ “không là cái gì”.
Mời bạn đọc đọc lại một đoạn trong bài báo “Lẽ sống của tranh gà tranh lợn” của Lê Văn Hoè đăng trên Xuân văn nghệ Quí Tị – 1953: “Tranh gà tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như màu lúa chín, xanh như lá mạ, hay vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cầy, toàn những màu sắc quen thuộc thân mến từbao nhiêu đời người nay rồi. Những màu sắc ấy in sâu vào tâm não nông dân hết thế hệ này đến thế hệ khác thành những màu sắc dân tộc rồi. Những màu sắc xanh đỏ chói rực của tranh Tàu, tranh Tây nó chướng quá, nó không mộc mạc, quen thuộc như những màu xanh, đỏ thô kệch, điềm đạm, thật thà, của tranh lợn, tranh gà” (2)
Đến thời kỳ tranh tô màu bằng phẩm thì số màu nhiều hơn. Tuy nhiên sự phối màu ở thời kỳ này đă kém phần mộc mạc, mà lại chưa đạt tới sự nhuần nhuyễn.
V. Triết lý âm dương
Trên các con lợn trong các tranh: Lợn nái; lợn độc; lợn ăn lá dáy, hay trên các con trâu, con bò và cả con lợn trong tranh thổ công, táo quân, mỗi con vật đều có hai cái khoáy giống biểu tượng âm dương?
Từ xa xưa, con người ở phương đông, qua trải nghiệm cuộc sống đă đúc rút ra triết lý âm dương. Ban đầu là những khái niệm rất cụ thể: Giống cái – âm, giống đực- dương, Đất – âm (biểu tượng là hình vuông), Trời – dương (biểu tượng là hình tròn), dần dần người ta đã suy ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác: Phía bắc, lạnh – thuộc âm, phía nam, nắng – thuộc dương; Mùa đông – âm, mùa hạ – dương; Đêm – âm, ngày – dương và còn rất nhiều cặp âm dương khác: Mềm – cứng; Tĩnh – động; Chậm – nhanh; Tối – sáng; Đen – đỏ; Thấp – cao…
Về sau người ta lại phát hiện ra những quy luật cơ bản của nguyên lý âm dương:
- Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm.
- Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hoá cho nhau, âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương; dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Gần đây nhiều học giả nước ta đã có những công trình lớn, chứng minh triết lý âm dương có nguồn gốc từ phương nam (Xem Kim Định; Trần Ngọc Thêm; Nguyễn vũ tuấn Anh).
Tranh cổ Đông Hồ luôn có đôi, bản thân hình thức đôi tranh đã thể hiện triết lý âm dương, nội dung tranh lại càng làm rơ điều này: Ông tơ – bà nguyệt (ông tơ-dương, bà nguyệt – âm; Văn trường – Võ trường (văn – âm, võ – dương); Hứng dừa – đánh ghen (hứng dừa: êm đềm, hạnh phúc – âm, đánh ghen: bất hạnh, náo động – dương); Dạ xướng ngũ canh hoà – Nhật minh tam tác thụy (đêm – âm, ngày – dương) v.v…
Thế kỷ thứ XVI là thời kỳ phong trào phục hưng phát triển mạnh mẽ ở châu Âu. Hội hoạ, với những tên tuổi lừng lẫy mọi thời đại như Leonardo da vinci, Raphaelo xanti, Mikenlangielo… đã hoàn thiện luật viễn cận, luật sáng tối, và các luật về tỉ lệ, màu sắc v.v… Khi đó ở Đông Hồ mới xuất hiện nghề làm tranh dân gian. Tranh Đông Hồ không tuân theo các luật trên, nó không có đường chân trời, không có tiền cảnh, hậu cảnh, không có chuyển sắc độ đậm nhạt v.v… mà chỉ có những mảng màu đơn sắc, được bao bằng đường viền thô, dứt khoát, các nhân vật dược dàn lên hết mặt tranh (người ta gọi là “Đơn tuyến bình đồ”). Ấy vậy mà tranh Đông Hồ vẫn tồn tại và phát triển đến nay, nó không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà nó đã vượt đại dương đến khắp năm châu.
Tranh Đông Hồ đề cập tới khá nhiều lĩnh vực, từ cuộc sống đời thường cho đến cuộc sống tâm linh, rồi tranh v̉ề hội hè, về lịch sử, tranh ngụ ngôn triết lý v.v… Dưới đây đưa ra một sự phân loại chỉ că tính chất tương đối, bởi lẽ mỗi bức tranh đều không đơn nghĩa. Tranh về đời thường cũng có thể mang theo nhiều hàm nghĩa về tâm linh hay cũng có thể chứa đựng tính ngụ ngôn, triết lý …
Chương năm
Nội dung và nghệ thuật của tranh Đông Hồ
I. Tranh về cuộc sống đời thường
Trong cuộc sống ở nông thôn thời xưa, gà và lợn là hai con vật không chỉ gần gũi, quen thuộc hàng ngày. Như trên đã nói tới những hội thi nuôi lợn thờ, gà béo ở Kinh Bắc, những con gà, con lợn mang lại giải cho chủ nhân của nó, chắc hẳn rất béo, rất đẹp, nhưng các nghệ nhân làng Hồ vẽ chúng vào tranh không để nguyên như nó vốn có. Bằng những màu sắc, đường nét dân dã nhưng mang tính ước lệ cao, những con gà, con lợn trên tranh Đông Hồ đã cõng trên lưng mình cả một bầu tâm tư, khát vọng của những người nông dân thuở trước.
Tranh lợn có: Lợn đàn , Lợn ăn cám, Lợn ăn cây dáy – tất cả đều béo mũm mĩm – “mõm gầu giai, tai lá mít, đít lồng bàn”. Dù thời gian trôi đi, các bản khắc có thể mòn, sứt nét, hỏng – nhiều nghệ nhân đă khắc những bản mới, có thể thay đổi đôi chút – nhưng một điểm bất biến ở tranh lợn là: Trên mỗi con đều có hai cái khoáy đựơc thể hiện bằng biểu tượng âm dương. Lợn đàn – biểu hiện sự sinh sôi nảy nở – phản ánh tín ngưỡng phồn thực, lợn ăn cám – “nhất khoảnh anh hùng”, lợn ăn lá dáy – quy luật sinh tồn, tất thảy đều hoà hợp âm dương – đó là quy luật của cuộc sống.
Đông Hồ có nhiều loại tranh gà:
Gà mẹ con : Gà mẹ và mười chú gà con được bố cục gọn ghẽ trong một hình chữ nhật nằm ngang, mỗi chú gà con một vẻ, con nào cũng nghịch- đang rỉa lông rỉa cánh hay đang nghỉ ngơi trên lưng mẹ – bỗng dỏng cổ sau tiếng cục cục của gà mẹ, hướng về phía con mồi của mẹ. Cái “động” của gà con kết hợp với cái “tĩnh” của gà mẹ, lại đặt trong cái tĩnh của hình chữ nhật. “Động” biểu thị cho “dương”, “Tĩnh” biểu thị cho “âm”. Tông màu nóng (đỏ, vàng) là chủ đạo, khiến cho đàn gà thêm rực rỡ trong bầu trời tràn ngập nắng. Cũng như tranh lợn đàn, bức tranh này biểu trưng cho mong ước của người nông dân: “con đàn cháu đống”, gia đình đông vui, hạnh phúc.
Theo lý thuyết, ngôn ngữ của hội hoạ là đường nét và màu sắc, tuy nhiên, hội hoạ hiện đại – nhất là tranh trừu tượng, nhiều khi không có đường nét nào, không có hình thù gì, thậm chí màu sắc cũng chỉ là tối thiểu. (ấy là chưa kể tới nghệ thuật Sắp đặt -instalation – được coi là con đẻ của nghệ thuật tạo hình – đang thịnh hành ngày nay). Hội hoạ cổ phương Đông thì trái lại, ngoài đường nét, màu sắc, còn có cả chữ – hơn thế nữa còn có loại “tranh” chỉ có chữ, gọi là “Tự hoạ”, lối vẽ tranh này gọi là “Thư pháp”. Chữ giúp người xem hiểu ý đồ của tác giả hơn, chữ bổ xung thêm thông tin cho bức tranh, chữ là những lời bình luận về bức tranh, những lời chúc tụng cho chủ nhân bức tranh v.v… Chữ trong tranh có thể là thơ, là câu đối, tục ngữ, phương ngôn, hay có thể chỉ là một câu nói thường ngày – nhưng ý nghĩa lại rất rộng, rất sâu.
Tranh Gà Đại cát nghinh xuân (đón xuân tốt lành): Hai chú gà trống đối xứng nhau, hình thể, lông cánh, lông đuôi mang tính ước lệ hơn là tả thực. Chữ đại cát được tác giả đưa vào tranh đã đúc kết mong ước từ ngàn năm và cũng là mong ước hàng ngày của mọi người nông dân. Người nông dân trồng lúa nước chỉ mong mưa thuận gió hoà; chăn nuôi thì chỉ mong các con vật hay ăn chóng lớn, cuộc đời chỉ mong khoẻ mạnh, con đàn cháu đống v.v… tất cả đều là những ước mơ giản dị - điều lành lớn. Đôi tranh này có bố cục khác hẳn tất cả các tranh còn lại. Trong những tranh khác, chữ – tuy cũng là một phần trong bố cục của tranh, nhưng chữ chỉ chiếm một phần nhỏ, còn ở đây chữ và các hoa văn trang trí chiếm nửa bức tranh – tác giả đã nhấn mạnh ước vọng của người nông dân – đồng thời đó cũng là lời chúc tụng trong dịp xuân mới.
Gà dạ xướng, nhật minh : Một chú gà trống đứng co một chân (Kim kê độc lập – tư thế giống gà đại cát), mào, cánh, đuôi, lông mã được cách điệu rất đẹp. Trên tranh có chữ “Dạ xướng ng̣ũ canh hoà” (Đêm gáy năm canh đều đặn). Vế kia của tranh, vẫn chú gà đó quay trở lại, và dòng chữ “Nhật minh tam tác thuỵ” (Ngày mang tới ba điều lành). Theo quan niệm xưa, tiếng gà gáy xua tan tà ma, quỷ quái, mang tới may mắn. (Hai tranh này – gà đại cát và gà dạ xướng, thường được sử dụng làm “vi nhét” của sách báo).
Kê cúc (gà trống bên cây cúc): Chú gà hùng dũng, một chân gân guốc xoạc ra, chân kia bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy- mà cũng như sắp bước vào một trận quyết chiến. Nói theo cách của hội hoạ hiện đại, bức tranh này sử dụng bảng màu “tương túc” (tương phản và bổ túc). Hai màu tương phản: đỏ – xanh (tuy đỏ đã ngả nâu) và màu trung gian: vàng. Những chiếc lông cánh, lông đuôi của con gà: xanh – vàng – đỏ, rồi xanh – đỏ – vàng, có chỗ lại: xanh – đỏ – xanh cùng những mảng vàng lớn – khiến cho thị giác người xem bị cuốn hút mạnh mẽ, chỉ có ba màu mà ta cảm thấy màu sắc như trùng trùng điệp – ấn tượng rất mạnh.
Theo các nghệ nhân cao tuổi, hình ảnh gà trống oai phong, hùng dũng tượng trưng năm đức tính của người đàn ông: Văn, võ, dũng nhân, tín.
- Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn – tượng trưng cho Văn.
- Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, dùng để chọi – tượng trưng cho Ṿõ.
- Thấy địch thủ, gà trống dũng cảm xông vào, chiến đấu đến cùng – biểu thị của Dũng.
- Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn – biểu thị của Nhân.
- Hàng ngày gà gáy sang canh không bao giờ sai, nó đánh thức mọi người dạy đúng giờ – biểu thịcủa Tín.
Trên tranh không có chữ gì nhưng một bài thơ vịnh chú gà này của nghệ nhân Hiền Năng lại được truyền tụng. Bài thơ có tám câu mà đã sử dụng tới bốn câu phương ngôn về con gà:
Gà trống
Xưa vốn cùng chung một mẹ mà
Khôn ngoan đá đáp với người ta
Gáy lên bạn hỡi xem trời sáng
Báo để người nghe tỉnh giấc ra
Rõ vẻ giống tông đầu mỏ thế
Lẽ đâu ăn quẩn cối xay nhà
Mặc ai vờ vịt trông ra quốc
Thực giống Hồ đây chẳng phải pha.
Các cụ kể lại, năm ấy (khoảng 1915) cụ Chánh Hoàn gả con gái cho anh Phán Vinh, cụ Đám Giác đã mừng đám cưới bằng một mẫu tranh mới: Gà thư hùng : một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con. Trên tranh có dòng chữ nôm “lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông”- một lời chúc thật sâu sắc! (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Gà mái có bố cục theo Đường xoắn ốc – tạo nên sự nũng nịu. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm trên – tạo nên tư thế chủ gia đình, che trở cho gà mái và đàn con. Bức tranh gợi không khí hạnh phúc , đầm ấm trong một gia đình.
Con trâu – “là đầu cơ nghiệp của nhà nông”, cũng được các nghệ nhân Đông Hồ dành nhiều tâm huyết. Tranh Cưỡi trâu thổi sáo có chữ: “Hà diệp cái thanh thanh” (lọng lá sen xanh xanh). Một tầu lá sen dựng đứng như chiếc ô ý tưởng thật thú vị. Xưa có câu “Đàn gẩy tai trâu” – rõ ràng là không đúng với trường hợp này. Con trâu nghển cổ thưởng thức tiếng sáo, tư thế, dáng vẻ của nó khiến ta cũng nghe thấy tiếng sáo réo rắt, thấy bầu trời trong xanh lồng lộng, thấy cuộc sống thanh bình… Tranh Cưỡi trâu thả diều có chữ: “Vũ thu phong nhất tướng” (một hình ảnh gió thu múa). Một cậu bé nằm trên lưng trâu thả diều … thật thi vị. Nhưng,… sao có thể nằm ngửa trên lưng trâu? và diều là một chiếc nón?
Thực tế khó có thể nằm trên lưng trâu mà dong cái diều bằng nón mê như vậy. Thế mà ngắm tranh ta vẫn thấy khoái? Em ma nu en Căng (1724-1804) nhà triết học lỗi lạc người Đức cho rằng: “Chỉ nên coi cái đẹp chân chính những gì mang lại cho ta khoái cảm, làm cho ta thích thú, tình cảm khi đó là t́nh cảm thẩm mỹ. Sự thoả măn về cái đẹp nảy sinh không hề có sự tham gia của lý tính và bởi vậy không thể luận chứng nó về mặt lô gíc được”.
Và ta hãy đọc một câu phương ngôn về trẻ chăn trâu:
“Đầu đội nón mê như lọng che,
Tay cầm cành tre như roi ngựa.”
Con trâu ở đây lại có cách chia xẻ niềm vui với chủ nhân của nó một cách khác - nó “múa”! Các hoạ sỹ hiện đại, những người không thích tuân thủ các quy tắc của hội hoạ cổ điển, những người không vẽ “cái nhìn thấy bằng mắt”, kể cả những nghệ sỹ “sắp đặt” (instalation) – có lẽ trong giấc mơ cũng chẳng thấy mình nằm trên lưng trâu, chiếc nón biến thành chiếc diều bồng bềnh trong không gian! Trí tưởng tượng của ông cha mình thật kỳ diệu. Đôi tranh này rõ ràng là đã thể hiện “ba trong một”: Thơ – nhạc – hoạ. Bức tranh thả diều còn có hai dị bản khác, một bức có chữ “Ṿũ thu phong nhất dực” (gió thu múa, một cánh) bức kia có chữ “Nhất tương phúc lộc điền” (một hạnh phúc của nhà nông) – cũng thú vị không kém.
Cũng về con trâu, còn có bức em bé chăn trâu với chữ “Như quải giác” (gác lên sừng), bức tranh nói lên tính hiếu học của trẻ em nông thôn.
Xưa, nhà nho thường có những thú vui thanh tịnh trong lúc nhàn tản, “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, ở tranh Cá chép ngắm trăng , ta thấy thấp thoáng hình ảnh của các nho sỹ ẩn dật, không màng công danh phú quý, trở về với thiên nhiên. Đây là bức tranh duy nhất của Đông Hồ có đề năm sáng tác: “Giáp Tuất niên tạo” (1943), bên kia là chữ “Lý ngư vọng nguyệt”
(Hàng Trống cũng có tranh này, nhưng phong cách khác hẳn, tranh không mộc mạc, dân dã mà vẽ rất chau chuốt, tả từng cái vẩy cá; cùng đôi với cá chép là con công đang múa, cũng vẽ kỹ như cá chép).
Có tác giả còn đưa được ước vọng lớn của cả nhân loại lên tranh, đó là bức vẽ hai con công đang múa , một bên có chữ “Thiên hạ thái bình”, bên kia là “Quốc gia thịnh trị”
Đề tài các em bé và các con vật có rất nhiều tranh.
Đôi tranh Em bé ôm gà, ôm ngan : Nhìn khuôn mặt bầu bĩnh, rạng rỡ của các em bé và con gà, con ngan béo mập – người xem đã hình dung ra cảnh đươc mùa, thóc đầy bồ, gà đầy sân của nhà nông. Mong tăng thêm hạnh phúc cho họ, tác giả đề chữ: Vinh hoa, phú quý. Bé trai ôm con gà, bên cạnh là những bông cúc (kê – cúc) – ước nguyện một tương lai vinh hiển sẽ đến; bé gái ôm vịt, bên những bông hoa sen (liên – áp) – tượng trưng sự trong trắng, thanh cao.
Lại có: Em bé ôm cá, ôm tôm ; Em bé cầm quả phật thủ, quả đào (có bản ghi chữ “Chiêu tài tấn bảo, Tích ngọc đôi kim”); Em bé ôm cóc, ôm rùa – có chữ “Nhân nghĩa, lễ trí ”; Các em bé chơi chim, chơi cá vàng.
Cũng về các em bé, đôi tranh sau đây còn ít bạn đọc biết tới,nó được sáng tác trong thời kì tranh in nét, tô màu phẩm: Một bé gái không mặc quần áo, ôm quả bưởi, ngồi trong chiếc thúng – rất kín đáo. Một bé trai mặc yếm, ngồi trên tàu lá – hở hang quá. Còn đây là đôi câu đối trên tranh: “Chị cả vẫn vốn giầu – Anh chiêu dòng thế đại”. Bạn hãy đọc kiểu Trạng Quỳnh thử xem! … Đôi tranh này có dị bản khác, ghi dòng chữ: “Trai tài ôm cóc tía, gái sắc bế cầu xanh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét