Thời gian là kẻ thù đáng sợ của cuộc sống bởi nó có thể tạo ra những thành tựu thì cũng chính nó vùi lấp đi bao dấu tích của cuộc sống.
Cách đây 150 năm, Sài Gòn với nhiều công trình vừa mới xây dựng, nhiều ngõ nhỏ, nhiều con phố mới được mở mang chỉ còn là trong sách vở. Chính vì thế, nhu cầu tìm hiểu thời đại của cha ông của thế hệ hiện tại càng ngày càng dâng cao.
Trong dịp ghé thăm Sài Gòn của nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell trong những năm 1860-1880, ông đã có dịp dùng ống kính của mình để ghi lại cuộc sống đang đổi mới của vùng đất nhộn nhịp này. Dưới ống kính Emile, Sài Gòn pha lẫn một chút phong cách Tây hóa trong cái truyền thống thâm trầm của cổ xưa của đặc trưng miền sông nước.
Qua bộ ảnh độc đáo này người xem như được sống lại một Sài Gòn của quá khứ của 150 năm trước:
Quầy hàng trong chợ Cũ.
Lăng Cha Cả thuộc quận Tân Bình là ngôi mộ của giám mục Bá Đa Lộc. Ảnh chụp năm 1866.
Chùa của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn. Ảnh chụp năm 1866.
Cảng Sài Gòn sau 2 năm khai trương. Ảnh chụp năm 1866.
Đám cưới mang đậm chất truyền thống tại đình làng. Ảnh chụp 1866.
Một "nhóm nhạc" đặc trưng của Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1866.
Chùa ở Chợ Lớn. Ảnh chụp 1866.
Khu nhà lá ven kênh của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn.
Đoạn kênh Tàu Hủ.
Sông Sài Gòn.
Hình ảnh các nghệ sĩ tuồng.
Hai đứa trẻ làm bốc vác tại bến cảng đang chơi bên cạnh những đồng xu hiếm hoi.
Bản đồ Sài Gòn năm 1873
Cảng Sài Gòn cách đây 150 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét