http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/31701-xe-co-xua-nay/
Vào năm 1884, một nhà thầu Pháp cho chế tạo khoảng 50 chiếc xe kéo cho cả miền Bắc. Từ đó chiếc xe kéo đã từ từ trở thành một bộ mặt quen thuộc tại Hà Nội.
Người ta thường cho rằng xe kéo đã ra mắt chào đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị của Nhật Bản, năm 1868. Khi những người lớn tuổi được người làm kéo đi như thế trong lúc cần di chuyển. Từ đó, dưới cái tên Rickshaw hay Rickish, nó trở thành một phương tiện lưu thông mà người thực dân Anh ở Hồng Kông rất thích và nó từ từ lan tràn khắp Đông Nam Á tới tận Ấn Độ và vùng biển Ấn Độ Dương.
Resized to 94% (was 795 x 521) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật
Ở Đông Dương, vài chiếc xe kéo được xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội năm 1883 do Ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal đã cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo này, ở đây phương tiện di chuyển duy nhất là chiếc xe ngựa kéo mà người Pháp gọi là Malabar hay Boîte d’allumettes.
Vào năm 1884, một nhà thầu Pháp cho chế tạo khoảng 50 chiếc xe kéo cho cả miền Bắc. Từ đó chiếc xe kéo đã từ từ trở thành một bộ mặt quen thuộc trong thành phố Hà Nội. Nó xuất hiện một năm sau chiếc xe hơi Âu Châu đầu tiên và một năm trước xe tramway kéo bằng ngựa.
Liền sau đó, một nhân viên thuế vụ từ miền Nam tới đã nghĩ ra thành lập một hãng cho thuê xe kéo. Theo trí nhớ của các người xưa thì chuyện đó là một thành công rực rở, dù mướn giờ hay mướn ngày, cũng phải giữ chổ trước một ngày nếu muốn được chở đi.
Resized to 90% (was 824 x 522) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật
Ngay cả sau Đệ Nhất Thế Chiến cũng chỉ có khoảng 30 chiếc xe kéo công cộng trong cả thành phố Hà Nội. Chỉ có vài nhân viên Pháp và quan lớn của Hà Nội mới có đủ phương tiện mua riêng một chiếc xe kéo. Đa số người Hà Nội chỉ biết đi bộ, nghĩa là đi chân không, là phương tiện di chuyển tiện nhất.
Resized to 91% (was 821 x 513) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật
Lúc đó chiếc xe kéo được kéo bởi một người “cu-li” và đôi khi được thêm hai người khác đẩy. Nếu là quan lớn thì thường có người trẻ đi kế bên người phu kéo, tay cầm ống thuốc lào hoặc một khay trầu nếu người ngồi trên xe là phụ nữ.
Resized to 93% (was 800 x 563) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật
Vào thời đó, tất cả những gì do Tây đem tới đều được dân chúng cho là văn minh. Những cô thiếu nữ Hà Nội không dám ngồi trên xe kéo vì sợ miệng đời chê là Me Tây, có nghĩa là lấy chồng Tây. Với sự tiến bộ, sau đó bánh xe bằng sắt được thay thế bằng bánh xe cao su đặc, tiện nghi hơn cho người ngồi trên xe.
Chỉ lúc bấy giờ những cô thiếu nữ Hà Nội mới dám xài xe kéo với bánh xe bằng sắt, còn loại tân tiến với bánh xe bằng cao su thì dành riêng cho người Việt lấy Tây. Và những xe kéo lỗi thời với bánh xe sắt đã từ từ bị đẩy ra vùng ngoại ô Hà Nội.
Ngay cả những xe kéo với bánh cao su cũng chia ra làm hai loại, loại bình thường và loại của nhà hành OMIC. Loại này có chỗ ngồi bằng aluminium trắng bóng và có nệm lò xo cũng được bọc vải trắng, dĩ nhiên đi xe loại này thì mắc tiền hơn là đi xe loại thường.
Hình ảnh về các quan lại, binh lính, chức dịch… thời đại phong kiến dưới triều đại phong kiến qua góc nhìn của các nhiếp ảnh gia người Pháp khi họ đến Đông Dương trong đó có Việt Nam cho thấy một cái nhìn đầy đủ cho thế hệ chúng ta về một thời kỳ đã kéo dài ở Việt Nam hàng nghìn năm. (Theo Phạm Trọng Lễ).
Họ chính là những "người ngựa, ngựa người" như trong một tác phẩm của cố nhà văn Nguyễn Công Hoan từng đau xót ghi lại về thân phận những người phu xe nhọc nhằn.
Những chiếc xe kéo ở Hải Phòng.
Những người phụ nữ ở Đồ Sơn, Hải Phòng với việc đi phu chở thuê cho các bà đầm, me tây vợ người Pháp.
Họ dùng các thanh đòn bằng tre để khiêng như khiêng kiệu.
Phục vụ các ông tây bà đầm ngắm cảnh ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Resized to 93% (was 800 x 505) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật
Những người phụ nữ với nghề phu kiệu ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Giây phút nghỉ ngơi của các nữ phu kiệu.Theo Giáo dục Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét